Báo Công Nghệ Số

Báo Công Nghệ Số

Diễn đàn là sự kiện lớn của ngành Thông tin và Truyền thông, nhằm tổng kết, đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong 4 năm qua; truyền tải những tư tưởng cốt lõi về phát triển công nghệ số, tinh thần Make in Viet Nam, ứng dụng số để giúp tăng doanh thu, lợi nhuận và năng suất lao động; phát triển doanh nghiệp công nghệ số góp phần phát triển nhanh và bền vững, phát triển bao trùm, thoát bẫy thu nhập trung bình, đưa Việt Nam thành nước phát triển.

Diễn đàn là sự kiện lớn của ngành Thông tin và Truyền thông, nhằm tổng kết, đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong 4 năm qua; truyền tải những tư tưởng cốt lõi về phát triển công nghệ số, tinh thần Make in Viet Nam, ứng dụng số để giúp tăng doanh thu, lợi nhuận và năng suất lao động; phát triển doanh nghiệp công nghệ số góp phần phát triển nhanh và bền vững, phát triển bao trùm, thoát bẫy thu nhập trung bình, đưa Việt Nam thành nước phát triển.

Bước 5: Áp dụng công nghệ mới để cải tiến

Việc áp dụng công nghệ mới phải được chuẩn bị và thực hiện một cách kỹ lưỡng và toàn diện

Các doanh nghiệp cần chú trọng trong việc tìm hiểu, xem xét và đưa ra lựa chọn phù hợp và có hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp của mình. Do các nền tảng công nghệ phục vụ cho chuyển đổi số ngày càng nhiều và tối ưu hơn

Ứng dụng công nghệ số trong doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích gì?

Những lợi ích không thể phủ nhận khi các doanh nghiệp áp dụng công nghệ số toàn cầu:

Tạo sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp:

Một điều cực kỳ quan trọng với các CEO. Khi việc xem báo cáo, các khoản thu chi của các phòng ban trở nên dễ dàng.

XEM NGAY: Một số vấn đề của Thương mại điện tử Việt Nam những năm tới

Bước 6: Luôn có đánh giá và cải thiện

Doanh nghiệp cần xem xét, đánh giá lại quá trình và kết quả của 5 bước trên thông qua câu hỏi:

Để doanh nghiệp chuyển đổi số thành công thì việc xây dựng kế hoạch chiến lược và đào tạo nguồn nhân lực là rất quan trọng. Chuyển đổi số sẽ gặp khó khăn nếu đội ngũ nhân sự từ lãnh đạo đến nhân viên không có cái nhìn đổi mới và cởi mở. Do đó, việc xây dựng văn hóa làm việc khoa học và linh hoạt là một việc thiết yếu.

Tuy đạt những kết quả nêu trên, nhưng lĩnh vực này vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Hiện nay, các doanh nghiệp công nghệ số có giá trị gia tăng của sản phẩm dịch vụ công nghệ số ở mức thấp, năng lực đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển và làm chủ các công nghệ mới còn kém. Mặt khác, các đơn vị trong lĩnh vực này chưa chú trọng phát triển chất lượng, thương hiệu sản phẩm dịch vụ; thiếu định hướng công nghệ và hệ sinh thái công nghệ; thiếu tài nguyên dữ liệu chất lượng và nền tảng chia sẻ, khai thác dữ liệu chưa hiệu quả...

Nhiều doanh nghiệp công nghệ số vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính không đủ lớn, khó khăn trong việc đầu tư cho các sản phẩm, nền tảng công nghệ mới hay các giải pháp số. Khi bị phụ thuộc vào nguồn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong nước sẽ thua thiệt, tác động chung đến sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp công nghệ Việt Nam.

Đáng chú ý, đầu ra của ngành công nghiệp công nghệ số phần lớn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, các sản phẩm phần cứng, phần mềm, nội dung số, chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Các doanh nghiệp công nghệ số đang phải đối mặt với sự cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Nhiều doanh nghiệp tư nhân khó tiếp cận được dữ liệu của các đơn vị, cơ quan tổ chức để phát triển sản phẩm, dịch vụ, dẫn đến việc thiếu tư liệu sản xuất (dữ liệu) và làm cho các doanh nghiệp công nghệ số gặp khó khăn trong việc phát triển sản xuất. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong nước vừa là lợi thế, nhưng cũng dễ mất lợi thế về nhân lực giá rẻ, trong khi nhân lực chất lượng cao chưa được hình thành...

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của phát triển công nghệ số trong thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thể hiện sự quyết tâm phát triển công nghiệp công nghệ số.

Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) đã chỉ rõ định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với quan điểm phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử là con đường chủ đạo; phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo là trung tâm; phát triển công nghiệp chế tạo thông minh là bước đột phá; chú trọng phát triển công nghiệp xanh. Mục tiêu đến năm 2030, tập trung ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp: Công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử ở trình độ tiên tiến của thế giới, đáp ứng được yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Nhà nước, các bộ, ngành liên quan cần có những chính sách, quy định cụ thể cho việc xây dựng, vận hành và duy trì cơ sở dữ liệu về chất lượng sản phẩm dịch vụ công nghệ số Make in Vietnam. Có những chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp công nghệ số, như: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, ưu đãi vay vốn... Bên cạnh đó, cần có chính sách kiểm soát chất lượng sản phẩm dịch vụ công nghệ số Make in Vietnam thông qua các tiêu chí thống nhất cho nền tảng chuyển đổi số quốc gia hay các nguyên tắc, tiêu chí xác định nền tảng số, sản phẩm dịch vụ công nghệ số Việt Nam cần hạn chế sở hữu nước ngoài.

Các doanh nghiệp công nghệ số phải lấy chất lượng và thương hiệu Make in Vietnam làm nền tảng; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và luôn có lực lượng tiếp nối. Nhà nước cần ưu tiên bố trí ngân sách cho sử dụng sản phẩm dịch vụ số, đồng thời có các chính sách, gói kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, tiếp cận về công nghệ số. Tăng cường kết nối, xúc tiến hợp tác quốc tế để tìm kiếm thị trường mới. Hiện nay, nguồn tài nguyên dữ liệu dùng chung của quốc gia đang dần hình thành, chuẩn hóa và chia sẻ, các doanh nghiệp công nghệ số tập trung triển khai hoạt động sản xuất, thương mại ưu tiên hạ tầng số, dịch vụ số và nội dung số.

(Congannghean.vn)-Những đứa trẻ đầu tiên chào đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) ngay tại quê hương xứ Nghệ đã đưa ngành y tế Nghệ An lên một đỉnh cao, bước ngoặt mới trong điều trị vô sinh, hiếm muộn. Sau bao nhiêu năm mòn mỏi chờ đợi, giờ đây hy vọng về tiếng cười trẻ thơ ngập tràn căn nhà hạnh phúc đã lại thắp lên cho những gia đình.

Ngày 17/11/2017 là ngày đánh dấu bước ngoặt kỳ vĩ của nền y học tỉnh nhà, là thời khắc đánh dấu sự thăng hoa đỉnh cao trong điều trị vô sinh, hiếm muộn của ngành y tế Nghệ An. Vào lúc 8 giờ 20 phút, ca sinh mổ đầu tiên được đội ngũ y, bác sĩ thuộc Đơn vị Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa (HNĐK) Nghệ An thực hiện thành công đối với sản phụ Trần Thị T. trú tại huyện Hưng Nguyên. Bé gái nặng 3,7 kg cất tiếng khóc chào đời đã xua tan mọi lo âu, thấp thỏm chờ đợi sau nhiều năm tất tả ngược xuôi, lặn lội từ Bắc chí Nam để chữa trị hiếm muộn của vợ chồng chị T.. Tiếp đó, vào lúc 9 giờ 35 phút cùng ngày, ca mổ thứ hai được thực hiện đối với sản phụ Nguyễn Thị T. trú tại huyện Diễn Châu. Thêm 1 bé gái nặng 3,7 kg nữa chào đời trong niềm hạnh phúc vỡ òa của gia đình cũng như đội ngũ y, bác sĩ của đơn vị hỗ trợ sinh sản.

Điều đặc biệt kỳ thú là cả 2 em bé nói trên đều là những công dân đầu tiên chào đời bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF) tại Nghệ An. Đây là các ca thụ tinh ống nghiệm đầu tiên thành công sau hơn 9 tháng Đơn vị Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện HNĐK Nghệ An đi vào hoạt động. Bác sĩ CKI Hoàng Ngọc Anh, Đơn vị Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện HNĐK Nghệ An cho biết thêm: Tháng 2/2017, Đơn vị Hỗ trợ sinh sản chính thức thành lập, 2 sản phụ nói trên là những trường hợp đầu tiên được làm thụ tinh ống nghiệm IVF. Bước đầu, quá trình chọc hút trứng và chuyển phôi, dù có nhiều khó khăn phát sinh, nhưng với sự hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật của Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia, phôi được đặt thành công và 2 tuần sau chuyển phôi thì tin vui đã đến.

Cảm xúc của sản phụ được làm mẹ lần đầu sau bao năm tháng đợi chờ thật không có lời nào để diễn tả hết được, nhưng cảm xúc của các y, bác sĩ làm công việc này còn khó tả hơn thế nữa. Bác sĩ Hoàng Đạt, sau ca IVF đầu tiên được thực hiện thành công, đã không giấu được cảm xúc, bộc bạch rằng: “Cái cảm xúc lúc đó thực sự khó tả: Hồi hộp như lần đầu tiên tỏ tình. Mong ngóng như ngày được đưa nàng lên xe hoa. Lo lắng như ngày vợ vượt cạn. Hạnh phúc vỡ òa như được bế thiên thần của mình trên tay”. Theo vị bác sĩ này, để thực hiện được một ca IVF, giống như một cuộc chiến thật khốc liệt. Trong lúc các cặp vợ chồng chưa may mắn đang trong cuộc chiến với sức khỏe, với tâm lý, với những dư luận bên ngoài thì đội ngũ y, bác sĩ ở đây cũng đang chiến đấu cho trách nhiệm mang lại niềm tin, niềm hạnh phúc cho những cặp vợ chồng hiếm muộn.

Khi bài viết này lên trang, cũng là thời điểm chị Trần Thị M. trú tại TP Vinh vừa đón nhận niềm vui ngoài sự mong đợi, khi thông qua IVF, chị đã sinh hạ được 2 đứa con. Không niềm vui nào lớn lao hơn thế, cũng không có mong ước nào cao xa hơn khi viên mãn nhìn mẹ tròn con vuông sau nhiều năm trời mỏi mòn chờ đợi. Với trường hợp của chị Trần Ngọc A. trú tại huyện Tân Kỳ cũng vậy. Vợ chồng cưới nhau từ năm 2013, nhưng mãi vẫn chẳng có tin vui khiến 2 gia đình “lo sốt vó”, trong khi vợ chồng không ít lần căng thẳng vì chuyện con cái.

Đầu năm 2017, sau thời gian điều trị tại nhiều nơi nhưng không thành công, nghe tin tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An tổ chức thăm khám và điều trị hiếm muộn, 2 vợ chồng dắt nhau đến với suy nghĩ thử vận may. Thật bất ngờ, chị A. đã thành công ngay trong lần chuyển phôi đầu tiên. Đến nay, thai nhi đã gần 38 tuần, mọi chỉ số phát triển đều bình thường. 2 vợ chồng đang đếm ngược thời gian từng giờ, từng phút để chào đón đứa con đầu lòng sau ngàn ngày chung sống.

Thắp lửa ước mơ cho các gia đình hiếm muộn

Đến thời điểm hiện nay, sau gần 1 năm đi vào hoạt động, tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện HNĐK Nghệ An đã tiếp nhận khoảng 2.100 trường hợp đến khám, tư vấn và điều trị, chủ yếu đến từ các huyện trong tỉnh và vùng lân cận. Trong số này, có 35 cặp vợ chồng thực hiện thành công kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, 75 chu kỳ được chọc hút trứng và đông phôi, 35 trường hợp đang quản lý thai sau đang điều trị tại đơn vị. Đó là chưa kể đến còn rất nhiều cặp vợ chồng sau khi được khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý viêm nhiễm thông thường đã mang thai tự nhiên hiệu quả.

Bác sĩ CKI Hoàng Ngọc Anh, quyền Trưởng khoa Sản cho biết thêm: Thụ tinh ống nghiệm là kỹ thuật chuyên sâu trong hỗ trợ sinh sản. Đây là phương pháp cho tinh trùng và trứng gặp nhau và thụ tinh bên ngoài cơ thể tạo thành phôi, phôi sau đó sẽ được chuyển vào buồng tử cung.

Thực tế, việc điều trị vô sinh được Bệnh viện triển khai từ lâu nhưng mới dừng lại ở việc bơm tinh trùng vào tử cung (IUI). Hiện nay, với sự hỗ trợ từ Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Quốc gia, đơn vị có thể thực hiện được các kỹ thuật trong thụ tinh ống nghiệm. Chi phí mỗi ca thụ tinh ống nghiệm hiện dao động từ 50 - 70 triệu đồng. So với việc phải ra Hà Nội, vào TP Hồ Chí Minh hay Bệnh viện Trung ương Huế thì việc thực hiện kỹ thuật này tại TP Vinh đã giảm bớt phần nào chi phí cho các cặp gia đình hiếm muộn.

Thấu hiểu được điều này, cũng như muốn chia sẻ một phần gánh nặng, khó khăn cho những gia đình đã “neo” lại trong cơn “khó” khi nhiều năm chung chăn, chung gối nhưng không có con chung, cách đây 2 năm, các kíp bác sĩ, cử nhân và kỹ thuật viên được cử đi học tập ở các trung tâm hỗ trợ sinh sản hàng đầu của cả nước (TP Hồ Chí Minh) và Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội). Cùng với đó, sự hỗ trợ trực tiếp của Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia, đặc biệt là Ban Giám đốc Bệnh viện đã không “lăn tăn” khi đặt trọn niềm tin, bỏ ra hàng chục tỉ đồng để mua sắm trang thiết bị hiện đại, tân tiến nhất hiện nay, đáp ứng quá trình mang lại tiếng cười trẻ thơ tại đây.

Cuối cùng, xin mượn lời của bác sĩ Trần Cảnh, công tác  tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An, rằng: “Vẫn còn đó rất nhiều những bà mẹ mong chờ những đứa con. Các bạn có thể đi trên nhiều con đường, nhưng hãy chọn cho mình con đường ngắn nhất và tốt nhất để về đích. Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện HNĐK Nghệ An đang dọn sẵn cho bạn các cung đường có nền địa chất cứng cáp ổn định, để đi đến”.