Tại đây, có một câu chuyện liên quan đến nguồn gốc ra đời địa danh Đầu Sấu.Theo báo Cần Thơ, đưa tin anh Trần Văn Út ngụ ở khu phố 1, phường An Bình, quận Ninh Kiều. Trong lúc mò cá, anh Út đã phát hiện được một mảng xương hàm trên của con cá sấu lớn khổng lồ tại sông Cái Răng, nơi gần vàm đầu sấu khiến cho nhiều người hết sức quan tâm. Chưa ai biết tên “Đầu Sấu” ra đời khi nào, đáng tiếc nay vẫn chưa có tài liệu chính thống nào giải thích về sự hình thành của địa danh này.Nhưng trong dân gian vẫn còn lại câu chuyện khá lý thú:”Vùng sông nước Cái Răng ( thuộc Cần Thơ cũ ) xưa kia có rất nhiều sấu. Một hôm, trên con sông này có diễn ra đám rước dâu bằng thuyền thì bị một con sấu to dùng đuôi quật chìm ghe và gắp cô dâu mang đi mất. Chú rể vô cùng đau xót và căm giận nên đã mời được nhiều thanh niên lực lưỡng đến tìm cách vây bắt. Sau khi tóm cổ được con sấu, chú rể đã tự phanh thây hung thủ và ném xuống sông cho hả giận. Sau đó chỗ nào tắp vào đâu, bà con liền dựa vào đó mà đặt tên cho con rạch. Chỗ phần đầu tắp vào gọi là Đầu Sấu, chỗ phần răng tắp vào gọi là Cái Răng và chỗ phần da tắp vào gọi là Cái Da...”.Đây là một câu chuyện giàu trí tưởng tượng và không kém phần thi vị, người nghe ai cũng lấy làm sảng khoái.
Tại đây, có một câu chuyện liên quan đến nguồn gốc ra đời địa danh Đầu Sấu.Theo báo Cần Thơ, đưa tin anh Trần Văn Út ngụ ở khu phố 1, phường An Bình, quận Ninh Kiều. Trong lúc mò cá, anh Út đã phát hiện được một mảng xương hàm trên của con cá sấu lớn khổng lồ tại sông Cái Răng, nơi gần vàm đầu sấu khiến cho nhiều người hết sức quan tâm. Chưa ai biết tên “Đầu Sấu” ra đời khi nào, đáng tiếc nay vẫn chưa có tài liệu chính thống nào giải thích về sự hình thành của địa danh này.Nhưng trong dân gian vẫn còn lại câu chuyện khá lý thú:”Vùng sông nước Cái Răng ( thuộc Cần Thơ cũ ) xưa kia có rất nhiều sấu. Một hôm, trên con sông này có diễn ra đám rước dâu bằng thuyền thì bị một con sấu to dùng đuôi quật chìm ghe và gắp cô dâu mang đi mất. Chú rể vô cùng đau xót và căm giận nên đã mời được nhiều thanh niên lực lưỡng đến tìm cách vây bắt. Sau khi tóm cổ được con sấu, chú rể đã tự phanh thây hung thủ và ném xuống sông cho hả giận. Sau đó chỗ nào tắp vào đâu, bà con liền dựa vào đó mà đặt tên cho con rạch. Chỗ phần đầu tắp vào gọi là Đầu Sấu, chỗ phần răng tắp vào gọi là Cái Răng và chỗ phần da tắp vào gọi là Cái Da...”.Đây là một câu chuyện giàu trí tưởng tượng và không kém phần thi vị, người nghe ai cũng lấy làm sảng khoái.
Đến với chợ nổi Cái Răng, chẳng có gì tuyệt vời hơn là được hòa mình vào cuộc sống nhộn nhịp của những chiếc ghe thuyền vào buổi sáng sớm. Vốn là khu chợ sỉ nông sản, vì vậy du khách sẽ bắt được rất nhiều các ghe xuồng chở các loại rau củ, trái cây đặc trưng của miền Tây đi bỏ sỉ cho các thương lái cũng như bán lẻ cho khách du lịch.
Đi chợ vào buổi sáng là thời điểm lý tưởng để bạn có thể cảm nhận được nét đặc trưng của chợ nổi cũng như có những trải nghiệm thú vị với cuộc sống của người dân trên những chiếc ghe xuồng. Ngoài các tàu lớn chở khách, xuồng nhỏ chở trái cây thì một số những chiếc ghe còn được người dân xem như chính ngôi nhà của họ. Trên chính chiếc ghe đó, họ sẽ có đầy đủ các vật dụng cần thiết cho sinh hoạt như chén đĩa, tivi, bếp nấu. Một số “nhà” còn nuôi cả chó mèo, trồng những chậu hoa đủ màu sắc.
Trong hành trình đi tour chợ nổi Cái Răng, những người phụ tàu đồng thời cũng là những người hướng dẫn viên sẽ giới thiệu với bạn tất cả những gì diễn ra trên chợ nổi cũng như nơi bạn vừa đi qua. Có một điều đặc biệt mà chắc chắn bạn sẽ thấy ấn tượng, đó là câu chuyện về những cái bẹo. Đó là tên gọi để chỉ những cây sào dài bằng gỗ, được chống trước mũi xuồng. Ở chợ nổi, người ta sẽ không rao để chào hàng như ở trên bờ mà chỉ treo bẹo, cứ nhà nào bán gì thì sẽ treo thứ ấy lên cây bẹo, ví dụ bán dứa sẽ treo dứa, bán bưởi sẽ treo bưởi. Như vậy, người mua chỉ cần nhìn lên cây bẹo là hiểu ghe ấy đang bán gì, nếu có nhu cầu họ sẽ dùng tay ngoắt lại.
Khám phá ẩm thực trên chợ nổi Cần Thơ là điều mà bất cứ du khách nào cũng thích thú, dù là các du khách trung niên hay các bạn trẻ. Nếu có dịp đi chợ nổi vào buổi sáng, bạn có thể chọn cách thưởng thức bữa điểm tâm ngay trên chợ nổi, là một cách cảm nhận văn hóa thú vị. Tất nhiên, các xuồng cũng sẽ chở khách lên bờ, đến các quán ăn ven sông nhưng ăn sáng trên chợ nổi vẫn được nhiều bạn trẻ lựa chọn.
Trên chợ nổi, có rất nhiều những chiếc ghe nhỏ bán đồ ăn sáng len lỏi giữa các tàu lớn để bán đồ ăn, thức uống cho các khách du lịch. Ở khu vực bòn binh chợ, sẽ có những chiếc ghe bán đủ các món ăn đặc sản của miền Tây như hủ tiếu, bún riêu, cơm sườn. Thậm chí, một số ghe còn phục vụ cả nước uống như cà phê, nước lọc, nước dừa, sữa nóng, nước giải khát các loại,vv…
Điều lạ lẫm hơn cả là những chiếc ghe bán đồ ăn này sẽ không phục vụ kèm theo chỗ ngồi. Khi bạn order, người chủ quán, thường là các cô hoặc các chị sẽ bắt đầu làm đồ ăn, sau đó sẽ chuyền lên tay cho khách. Khi đó, bạn chỉ có thể ngồi ngay trên tàu của mình để ăn, tất nhiên tàu sẽ chòng chành lắc lư qua lại khiến cho “công cuộc” ăn sáng của bạn trở nên vất vả hơn.
Ngoài đồ ăn sáng, du khách nhất định phải thử thêm cả một đặc sản khác rất nổi tiếng ở đây, ngoài hủ tiếu đó chính là cà phê kho. Vì bán ở trên sông, gió thổi rất mạnh, cà phê pha ra rất mau nguội. Do đó, ở trên các ghe bán cà phê sẽ đều có một cái ấm nhỏ đun với lửa nhỏ. Khi có khách uống, người bán sẽ chắt cà phê ra ly để giữ được độ nóng giúp hương vị cà phê thơm ngon hơn. Đó là lý do mà nó có một cái tên đặc biệt là cà phê kho.
Để đến được chợ nổi, bạn có thể di chuyển bằng đường bộ hoặc đường thủy, tuy nhiên để có những trải nghiệm trọn vẹn hơn, các tour du lịch vẫn là sự lựa chọn lý tưởng nhất. Thông thường, các đơn vị đi tour Cần Thơ sẽ bắt đầu đón khách từ 4h sáng và 5h sáng, tàu sẽ bắt đầu nổ máy đưa hành khách đi chợ nổi Cái Răng. Địa điểm đón khách thường là bến Ninh Kiều, đối diện với Chùa Ông.
Thông thường, các tuyến tham quan chợ nổi Cái Răng từ bến Ninh Kiều sẽ đưa du khách đến các địa điểm tham quan hấp dẫn. Tuyến phổ biến nhất đó chính là tuyến Bến Ninh Kiều – cầu Cần Thơ – xưởng kẹo dừa – lò hủ tiếu truyền thống, tuyến này kéo dài khoảng 4 giờ, từ 5 sáng đến 9 giờ sáng.
Để đặt tour, có 2 hình thức lựa chọn cho khách tham quan, đó là đi ghép với đoàn hoặc là thuê thuyền riêng. Với các nhóm nhỏ, ưu tiên thuyền ghép sẽ tiện lợi và giá cả rẻ hơn, với các nhóm đông nên chọn cách thuê hẳn một chiếc tàu riêng. Tùy thuộc vào số lượng người đi, giá thuê tàu sẽ dao động từ 500.000đ-900.000đ/ tàu.
Được biết, chợ nổi Cái Răng là khu chợ nổi nằm trên sông Cái Răng, cách cầu Cái Răng chỉ khoảng 600m và cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6km tính bằng đường bộ. Nằm ở hạ lưu sông Cần Thơ, chợ nổi là nơi trao đổi, mua bán của người dân và cũng là đầu mối mua bán sỉ các loại trái cây, nông sản của vùng. Phương thức đi lại trên chợ nổi chủ yếu là ghe xuồng, mỗi ghe xuồng chở đầy các mặt hàng đi dạo quanh khu vực chợ nổi để trao đổi với sỉ lẻ và bán cho khách tham quan.
Không ít người thắc mắc tại sao lại có tên là chợ nổi Cái Răng mà không phải là cái tên khác. Để lý giải điều này, người dân cho biết, tên gọi Cái Răng vốn xuất phát từ câu chuyện có từ hồi thời khai hoang, lập ấp. Truyền thuyết kể rằng, khi ấy có một con cá sấu lớn với thân hình rất vạm vỡ bơi dạt vào đây. Hàm răng to lớn của nó đã ngoạm lấy mảnh đất này, để rồi khi chợ nổi hình thành, người ta đã lấy cái tên Cái Răng để đặt tên cho nó.
Là một địa điểm cách không xa trung tâm thành phố lại dễ dàng đi đến bằng các đường bộ lẫn đường thủy, chợ nổi Cái Răng là cái tên nên có trong lịch trình tham quan xứ Tây Đô của bất cứ du khách nào. Đây chính là địa điểm lý tưởng nhất để bạn có thể tìm hiểu cũng như có những trải nghiệm chân thực, thú vị về chợ nổi miền Tây nói riêng cũng như văn hóa miền sông nước Nam Bộ nói chung.