Chơi Sàn Tiền Ảo Bị Lừa

Chơi Sàn Tiền Ảo Bị Lừa

Bộ Công an vừa phát hành cẩm nang, chỉ ra 4 dấu hiệu nhận biết, 3 cách phòng tránh và 6 việc cần làm nếu bị lừa đảo đầu tư sàn chứng khoán ảo, tiền ảo, đa cấp.

Bộ Công an vừa phát hành cẩm nang, chỉ ra 4 dấu hiệu nhận biết, 3 cách phòng tránh và 6 việc cần làm nếu bị lừa đảo đầu tư sàn chứng khoán ảo, tiền ảo, đa cấp.

Lừa xuất khẩu lao động, chiếm đoạt tài sản để chơi tiền ảo

(PLVN) - Thấy nhiều người có nhu cầu đi lao động, du lịch Hàn Quốc, Cường nảy sinh ý định lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người khác. Sau đó, anh ta dùng tiền này để chơi tiền ảo trên mạng.

Ngày 1/8, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Lê Quý Cường (SN 1994, ở huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bị hại trong vụ án là 10 người.

Theo cáo trạng, Cường làm nghề lao động tự do, không có chức năng, không được cấp phép đưa người đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài. Cuối tháng 5/2022, Cường thấy nhiều người có nhu cầu đi lao động nước ngoài, đi du lịch Hàn Quốc nên nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tiền của những người. Thủ đoạn Cường sử dụng là dùng tài khoản Facebook “Cường Lê” đăng thông tin tìm người có nhu cầu đi lao động tại Hàn Quốc, đi du lịch không cần visa tại đảo Jeju, Hàn Quốc.

Tin tưởng vào lời quảng bá trên, một số người có nhu cầu đã liên lạc với Cường. Lúc này, Cường yêu cầu họ chuyển tiền để mua vé máy bay, chuyển tiền làm thủ tục xin visa. Khi bị hại chuyển tiền, Cường chiếm đoạt để chi tiêu cá nhân mà không liên hệ với cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào để làm thủ tục cho họ đi Hàn Quốc.

Để tránh bị phát hiện hành vi lừa đảo, Cường truy cập trang web Abay.vn, nhập thông tin cá nhân của bị hại đăng ký mua vé máy bay đi Hàn Quốc rồi chụp lại hình ảnh, gửi cho bị hại để tạo niềm tin. Do Cường không thanh toán vé nên trong 24h vé máy bay tự hủy.

Bằng thủ đoạn trên Cường đã chiếm đoạt tiền của 10 người với số tiền hơn 700 triệu đồng. Trong đó có anh Nguyễn Huy Tưởng (SN 1978) và anh Đàm Xuân Bằng (SN 1980), đều ở Bắc Ninh.

Hồ sơ vụ án thể hiện, do có nhu cầu đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, tháng 8/2022, anh Tưởng và anh Bằng đã tìm hiểu trên mạng xã hội. Quá trình tìm kiếm, họ thấy tài khoản Facebook “Cường Lê” đăng tin đưa người đi lao động Hàn Quốc theo diện E8-2 (diện cô dâu người Việt bảo lãnh cho người thân đi làm nông nghiệp ngắn hạn tại Hàn Quốc) nên liên hệ. Cường báo giá làm thủ tục là 3.500 USD/1 người (không bao gồm vé máy bay và phí làm visa).

Gặp nhau tại một quán cà phê ở Hà Nội, anh Tưởng và anh Bằng đã góp tiền, đưa cho Cường số tiền hơn 70 triệu đồng. Cường hứa hẹn anh Tưởng và anh Bằng sẽ được cấp visa E8-2 trước ngày 15/10/2022. Thực tế, sau khi nhận tiền, Cường không làm thủ tục đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc cho anh Tưởng và anh Bằng mà sử dụng số tiền trên để chơi tiền ảo hết.

Đến ngày 21/8/2022, Cường gọi điện, yêu cầu anh Tưởng, anh Bằng chuyển 10.000 USD (tương đương 240 triệu đồng) để mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng nhằm chứng minh tài chính. Tin là thật nên hai anh này đến ngân hàng chuyển tiền cho Cường mở sổ tiết kiệm.

Tuy nhiên đến ngày 15/10, hai anh này vẫn không đi được Hàn Quốc. Lúc này, Cường lấy lý do vướng mắc thủ tục để bảo họ tiếp tục chờ. Quá hạn, hai người đàn ông trên đã đòi lại tiền. Do Cường không trả, anh Tưởng và anh Bằng đã làm đơn tố cáo Cường đến cơ quan công an.

Quá trình điều tra làm rõ, Cường sử dụng tiền chiếm đoạt của các bị hại để chơi tiền ảo trên ứng dụng có tên trang TCBS, cá cược trực tuyến web W88. Cơ quan điều tra đã tiến hành cho Cường tự đăng nhập vào tài khoản trên. Cường khai, trước đây sử dụng điện thoại di động Iphone X để đăng nhập tài khoản chơi tiền ảo và cá cược trực tuyến, điện thoại này đã mất, Cường không nhớ tài khoản, mật khẩu đăng nhập trang TCBS nên không thể trích xuất dữ liệu. Do đó, cơ quan điều tra không có căn cứ xử lý.

Với hành vi lừa đảo, chiếm đoạt hơn 700 triệu đồng của 10 bị hại, Cường bị HĐXX TAND TP Hà Nội tuyên phạt 7 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”./.

Triệt phá hàng loạt sàn giao dịch tiền ảo

Cuối tháng 6/2021, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) phối hợp Công an TP.Hải Phòng triệt phá sàn giao dịch Hitoption hoạt động theo mô hình quyền chọn nhị phân. Các đối tượng đã thành lập Công ty TNHH MTV Ant Group để làm "bình phong" cho hoạt động của sàn Hitoption.net; quảng bá đây là chi nhánh của Công ty TNHH Hit Holding có trụ sở tại nước Anh để thu hút người tham gia. Qua thống kê, có hơn 100.000 tài khoản được mở trên hệ thống của sàn Hitoption, với số tiền lên tới gần 7.500 tỷ đồng.

Tương tự, tháng 5/2022, sàn Xtgworld.com bị lực lượng Công an triệt phá. Kết quả điều tra xác định các đối tượng đã tư vấn, cam kết bảo toàn vốn đầu tư và lợi nhuận cho người tham gia, sử dụng giao diện tiếng Anh để giả sàn quốc tế. Để thuận lợi cho hoạt động chiếm đoạt tài sản của những người tham gia, các đối tượng tạo ra đồng tiền trung gian "XTG" để làm công cụ lôi kéo, thu hút nạn nhân bỏ tiền vào sàn này.

Cùng thời gian này, sàn Vitsa bị Công an tỉnh Hải Dương triệt phá. Sàn Vitsa cũng hoạt động theo mô hình quyền chọn nhị phân, đặt lệnh mua bán tiền ảo, tiền mã hóa; nếu chọn lệnh đúng thì tài sản sẽ gấp đôi, gấp ba, nếu sai thì sẽ mất tiền đặt cược. Ngoài ra, sàn này xây dựng theo mô hình kim tự tháp, chỉ trả hoa hồng cho người giới thiệu thêm người mới tham gia. Thủ đoạn phạm tội của các đối tượng trong nhóm này cho thấy phương thức hoạt động rất tinh vi, khiến người chơi dễ dàng sập bẫy.

Công an tỉnh Quảng Bình triệt phá một đường dây huy động đầu tư vào sàn Forex FVP Trade

Theo tài liệu, chứng cứ thu thập, khoảng tháng 4/2020, sàn quyền chọn nhị phân (BO) Wefinex.net được thành lập. Đến khoảng tháng 4/2021, sàn này chia ra thành các sàn khác nhau, trong đó có sàn Deniex.net. Đến khoảng tháng 7/2021 thì sàn Deniex đổi tên thành Vista và sử dụng cho đến khi bị lực lượng chức năng triệt phá, có địa chỉ truy cập là: Vista.trade, sau này có thêm các địa chỉ: Vista1.trade và Vista2.trade. Máy chủ chứa dữ liệu của các website này đều đăng ký địa chỉ ở Mỹ, hiện tại chưa xác định được người quản lý, lập ra các website trên.

Qua mạng Internet, khoảng tháng 12/2019, anh V.T.T và chị Đ.T.B quen 2 người đàn ông là T.T.D (ngụ Q.Thanh Xuân, Hà Nội) và N.V.Q (ngụ Hải Phòng). Qua nói chuyện, D. và Q. giới thiệu về dự án giao dịch ngoại hối qua một ngân hàng của Malaysia và sàn giao dịch ngoại hối TLC có trụ sở tại Hồng Kông (Trung Quốc). Anh T. và chị B. đã đến dự hội thảo giới thiệu về mô hình kinh doanh ngoại hối được tổ chức tại một tòa nhà trên đường Khuất Duy Tiến (P.Thanh Xuân Trung, Q.Thanh Xuân). Tại đây, họ gặp người đàn ông tên N.Đ.B (ngụ Hà Nội), người này tự giới thiệu là đã mang dự án IBH về Việt Nam.

Trong các hội thảo sau đó, có một số người nước ngoài, một người tự xưng là chủ tịch IBH, em trai cựu thủ tướng của một nước khác và là cựu giám đốc của một ngân hàng tại Thái Lan, Singapore... N.Đ.B giới thiệu với anh T. và chị B. về các gói đầu tư IBH, với lãi suất từ 10 - 15%/tháng, hoa hồng hệ thống tính theo cấp độ (F0: 5%, FT: 3%, F2: 29%), hoa hồng theo doanh số. Để tham gia, người chơi cần phải mua tiền mã hóa USDT và gửi đến ví chỉ định hoặc mua lại tiền nội bộ trong hệ thống.

Trước mức lãi suất hấp dẫn mà các đối tượng nêu, anh T. và chị B. quyết định tham gia đầu tư. Tuy nhiên, vì không biết mua bán tiền mã hóa USDT nên họ đã nộp tiền vào tài khoản ngân hàng của D., Q. và N.Đ.B để nhờ mua tiền mã hóa USDT nộp vào hệ thống giúp mình. Bên cạnh những lần chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng, anh T. và chị B. còn nhiều lần đưa tiền mặt (không có hóa đơn, chứng từ) cho nhóm N.Đ.B mua tiền mã hóa USDT và tiền nội bộ của hệ thống để đầu tư. Tổng số tiền anh T. và chị B. đã đầu tư vào hệ thống này khoảng 11,8 tỷ đồng. Trong đó, anh T. góp khoảng 9,2 tỷ đồng, chị B khoảng 2,6 tỷ đồng.

Từ trái qua: Phạm Thị Thái, Vũ Đình Hùng và Phạm Mạnh Hùng bị Công an TP.Hà Nội bắt giữ vì cầm đầu 4 sàn giao dịch vàng, tiền ảo để lừa đảo

Đến khoảng tháng 3/2020, nhóm N.Đ.B thông báo bị lỗi hệ thống nên hạ lãi suất chi trả từ 10 - 15% xuống còn 3% và không cho người tham gia rút tiền gốc. Tới tháng 5/2020, nhóm N.Đ.B thông báo có chương trình mới, với lãi suất khoảng 10% và chuyển toàn bộ hệ thống từ IBH sang AVA, tiếp tục thu hút thêm tiền của nhà đầu tư. Đến tháng 8/2020, nhóm N.Đ.B lại chuyển toàn bộ số tiền người tham gia đầu tư sang website: https://nvpro... Tuy nhiên, sau đó anh T. và chị B. không được trả lãi suất theo cam kết, không rút được số tiền gốc đã đóng.

Giữa năm 2020, nhóm N.Đ.B tiếp tục lôi kéo thêm nhiều người đầu tư vào dự án Emas Fintech, với lợi nhuận 15%/tháng. Đến tháng 10/2020 thì những người tham gia đầu tư không được nhận lãi và rút tiền gốc. Do nhiều lần hẹn gặp, làm việc với nhóm N.Đ.B mà không đòi được tiền, anh T. và chị B. cùng một số nhà đầu tư làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an.

Khuyến cáo từ cơ quan chức năng

Theo lãnh đạo Phòng 4 - Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), tại Việt Nam hiện nay có một số sàn kinh doanh ngoại hối của nước ngoài hoạt động, như: Exness, Icmarkets... Đây là các doanh nghiệp được thành lập, cấp phép kinh doanh hoạt động ngoại hối tại nước ngoài. Với mục tiêu mở rộng thị trường, các sàn này tuyển mộ, thu hút một số cá nhân người Việt Nam làm môi giới viên (Introducing Broker, IB) nhằm quảng bá dịch vụ và "làm dòng tiền". Các môi giới viên lo hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại sàn, hướng dẫn kiến thức cơ bản về kinh doanh Forex, hướng dẫn, hỗ trợ nạp, rút tiền... Các cá nhân môi giới có thể hoạt động độc lập hoặc xây dựng công ty "bình phong" cho hoạt động kinh doanh Forex.

Thứ hai là các cá nhân người Việt Nam tổ chức thành lập sàn Forex. Cụ thể, một số đối tượng thành lập công ty tại Việt Nam (hoạt động thông thường theo Luật Doanh nghiệp...) để làm "bình phong" cho hoạt động kinh doanh sàn Forex trái phép. Các đối tượng tuyển mộ nhân viên môi giới, thuê địa điểm hoạt động, quảng bá là sàn giao dịch ngoại hối quốc tế đã được cấp phép, nhưng trên thực tế là hoạt động vi phạm pháp luật. Bên cạnh sàn Forex, các đối tượng tổ chức hoạt động kinh doanh quyền chọn nhị phân (Binary Option, BO). Mô hình hoạt động của quyền chọn nhị phân là khách hàng lựa chọn lệnh mua (bán) một cặp tỉ giá ngoại tệ (tiền ảo, tiền mã hóa); sau một khoảng thời gian xác định, nếu tỉ giá tăng (giảm) thì khách hàng sẽ thắng và ngược lại thì mất hết số tiền cược. Mô hình này hoạt động tương tự như hình thức đánh bạc, cá độ trực tuyến.

Các đối tượng tham gia tổ chức sàn Vitsa bị Công an tỉnh Hải Dương bắt giữ

Ngoài ra, một số sàn Forex, BO cung cấp dịch vụ ủy thác đầu tư, với lãi suất dao động khoảng 1%/ngày, tương đương khoảng 30%/tháng, cao hơn rất nhiều so với lãi suất tiền gửi tại ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là chiêu trò nhằm thu hút khách hàng thiếu hiểu biết nộp tiền để các đối tượng chiếm đoạt.

Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa cho phép mở sàn giao dịch ngoại hối. Để thu hút người chơi, các đối tượng môi giới quảng cáo gian dối rằng sàn Forex có nguồn gốc từ nước ngoài, được cơ quan quản lý tiền tệ quốc tế cấp phép, độ uy tín cao, đã hoạt động nhiều năm; có hệ thống máy chủ quốc tế, có các hệ thống hỗ trợ khách hàng tham gia giao dịch nhanh chóng, chính xác, lãi suất cao, có thể lên tới 1%/ngày trên tổng số tiền đầu tư. Các đối tượng huy động nhiều tài khoản ảo trong nhóm liên tục đăng hình thắng lớn, rút tiền thành công, nhằm tạo lòng tin cho nạn nhân.

Trên thực tế, các công ty có mô hình phát triển mạng lưới người tham gia theo hình kim tự tháp thì bất cứ ai cũng có thể mua cổ phần để trở thành nhà đầu tư, kể cả trẻ em. Khi tham gia vào hệ thống nhà đầu tư, họ được cấp một tài khoản để đăng nhập website, sau đó chuyển tiền vào hệ thống thông qua phương thức thanh toán bằng thẻ Visa, Mastercard hoặc tiền đầu tư. Nhà đầu tư được hưởng cổ tức hàng tháng theo số lượng cổ phần sở hữu, ngoài ra còn được hưởng hoa hồng khi giới thiệu người đầu tư mới tham gia vào hệ thống. Tùy vào cấp bậc nhà đầu tư đạt được sẽ nhận mức hoa hồng khi giới thiệu người tham cấp dưới; cấp bậc càng cao thì tỉ lệ hoa hồng khi giới thiệu càng lớn...

Vì thế, các đối tượng môi giới tích cực chào mời, lôi kéo, thu hút người chơi qua điện thoại (telesale), quảng cáo trên mạng xã hội Facebook... Sau khi khách hàng "cắn câu", các đối tượng dụ dỗ họ tham gia các nhóm kín trên ứng dụng Zalo, Viber, Telegram... Ban đầu, các đối tượng thường để khách hàng thắng với số tiền nhỏ. Một số doanh nghiệp còn tổ chức hội thảo, tổ chức sự kiện lớn, mời những người có địa vị xã hội đến dự, vinh danh những người thành công nhờ tham gia đầu tư. Nếu không thận trọng và đề phòng, cảnh giác cao, người dân rất dễ sập bẫy lừa của các đối tượng mời tham gia đầu tư sàn tiền ảo.