Bệnh hiểm nghèo là gì? Danh mục 42 bệnh hiểm nghèo được hưởng trợ cấp, bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo - Thủ tục xin cấp bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo.
Bệnh hiểm nghèo là gì? Danh mục 42 bệnh hiểm nghèo được hưởng trợ cấp, bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo - Thủ tục xin cấp bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo.
Người mắc các bệnh hiểm nghèo nằm trong danh mục bệnh hiểm nghèo sẽ nhận được nhận các trợ cấp sau đây:
1. Mức hưởng bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo
Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2008, người mắc bệnh hiểm nghèo tham gia BHYT sẽ được quỹ BHYT thanh toán các khoản chi phí trong phạm vi được hưởng khi đi khám, chữa bệnh. Tùy trường hợp người bệnh khám cùng tuyến hay trái tuyến, có mức độ bệnh tật ra sao, thuộc nhóm đối tượng nào mà quy định về mức hưởng BHYT bệnh hiểm nghèo sẽ khác nhau.
Bên dưới đây, Anpha sẽ chia sẻ chi tiết về nội dung này.
1.1. Mức hưởng bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo khi khám, chữa bệnh đúng tuyến
Căn cứ Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng người bệnh mà sẽ có các mức hưởng BHYT, thanh toán chi phí khám chữa bệnh hiểm nghèo khác nhau, cụ thể:
Các đối tượng cụ thể của từng nhóm hưởng bảo hiểm bệnh hiểm nghèo như sau:
➧ Nhóm 1: Nhóm đối tượng hưởng 100% BHYT có giới hạn
➧ Nhóm 2: Nhóm đối tượng được hưởng 100% BHYT không có giới hạn
➧ Nhóm 3: Nhóm đối tượng được hưởng 95% BHYT
➧ Nhóm 4: Nhóm đối tượng được hưởng 80% BHYT là các đối tượng còn lại.
1) Ngoài 4 nhóm đối tượng cơ bản trên, BHYT còn chi trả bệnh hiểm nghèo với mức hưởng 100% cho 3 trường hợp sau đây:
2) Nếu một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được hưởng mức BHYT của đối tượng cao nhất.
1.2. Mức hưởng bảo hiểm y tế khám trái tuyến bệnh hiểm nghèo
Trên thẻ BHYT có ghi tuyến cơ sở khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người được cấp thẻ. Việc thực hiện khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ giúp người bệnh được hỗ trợ về chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng BHYT cao nhất.
Tuy nhiên, do tính nguy hiểm và phức tạp của bệnh hiểm nghèo mà nhiều người quyết định chọn điều trị trái tuyến (các tuyến cao hơn như cơ sở y tế tuyến tỉnh, trung ương) và chỉ có số ít người chọn điều trị tại các cơ sở tuyến huyện.
Mức BHYT bệnh hiểm nghèo đối với trường hợp người bệnh tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến (hay còn gọi là khám, chữa bệnh trái tuyến) được quy định cụ thể như sau:
Ngoài ra, đối với các trường hợp người bệnh điều trị thông tuyến tỉnh BHYT và có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở điều trị tuyến tỉnh thì sẽ được quỹ BHYT thanh toán mức hưởng như đi khám, chữa bệnh đúng tuyến theo tỷ lệ là 100% chi phí điều trị nội trú trên phạm vi cả nước, cụ thể:
2. Các chế độ hỗ trợ bệnh hiểm nghèo khác
Cùng với mức hưởng chế độ BHYT từ quỹ BHYT cho người bị bệnh hiểm nghèo như Anpha đã trình bày ở trên, Chính phủ hiện còn có chính sách sử dụng ngân sách nhà nước giảm cấp cho các bệnh viện để mua và hỗ trợ mua thẻ BHYT.
Ngoài ra, người thuộc hộ gia đình nghèo và người dân các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn còn được nhận thêm các hỗ trợ khác như:
Áp dụng khi người bệnh điều trị nội trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh của nhà nước từ tuyến huyện trở lên, mức hỗ trợ ít nhất là 3% mức lương tối thiểu chung/người/ngày.
Hỗ trợ chi phí đi từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà hay chuyển bệnh viện (*) hay các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng, người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.
➧ Thanh toán chi phí vận chuyển một chiều
Áp dụng đối với trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế nhà nước, mức trợ cấp là 0,2 lít xăng/km (tính theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm đó).
➧ Hỗ trợ 1 phần chi phí khám, chữa bệnh BHYT
Đối với trường hợp các đối tượng phải cùng chi trả từ 100.000 đồng trở lên.
➧ Hỗ trợ 1 phần viện phí mà người bệnh phải trả cho cơ sở y tế của nhà nước (từ 1.000.000 đồng trở lên) trong trường hợp không có BHYT
Áp dụng cho trường hợp người mắc bệnh ung thư, mổ tim, chạy thận nhân tạo hoặc các bệnh khác gặp khó khăn vì chi phí cần thanh toán cao, không đủ khả năng chi trả viện phí. Trường hợp người bệnh tự chọn cơ sở y tế thì thanh toán viện phí theo quy định.
(*): Chỉ áp dụng đối với trường hợp điều trị nội trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh của nhà nước từ cơ sở tuyến huyện trở lên.
Để tiến hành thủ tục làm bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo, bạn thực hiện theo 4 bước sau:
➧ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo
Việc chuẩn bị hồ sơ xin cấp bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo được quy định như sau:
➧ Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan BHXH
Bạn tiến hành nộp hồ sơ về cơ quan BHXH. Sau đó, bạn chờ để ký vào ô người nộp hồ sơ trong giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT.
➧ Bước 3: Nhận giấy tiếp nhận hồ sơ và giấy hẹn trả kết quả cấp thẻ BHYT
Sau khi kiểm tra tờ khai, điều chỉnh thông tin thì Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH tỉnh, huyện sẽ cấp giấy tiếp nhận hồ sơ và giấy hẹn trả kết quả cấp thẻ BHYT. Lúc này, bạn ký vào ô người nộp hồ sơ.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tổ chức BHYT phải chuyển thẻ BHYT cho cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng hoặc chuyển trực tiếp cho người yêu cầu cấp thẻ.
Người mắc bệnh hiểm nghèo khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế trái tuyến tại các tuyến bệnh viện sẽ được nhận mức hưởng như sau:
- Bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú.
- Bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú.
- Bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám chữa bệnh.
Lưu ý thủ tục cấp BHYT bệnh hiểm nghèo
Theo quy định tại Điều 22, Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) dành cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo khi tham gia BHYT như sau:
Bước 1: Người tham gia BHYT lần đầu ghi Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT và Mẫu số 2, hoặc Mẫu số 3 (người tham gia BHYT hộ gia đình), ban hành kèm Nghị định 146/2018/NĐ-CP cho các nhóm đối tượng sau:
- Người sử dụng lao động lập danh sách tham gia BHYT cho người lao động theo Điều 1, Nghị định 146/2018/NĐ-CP;
- Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập danh sách tham gia BHYT của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý quy định tại Khoản 15, Điều 3 và Khoản 3, Điều 4, Nghị định 146/2018/NĐ-CP;
- Đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an lập danh sách tham gia BHYT cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý tại Khoản 1, Điều 1 và Khoản 13, Điều 3 và Điều 6, Nghị định 146/2018/NĐ-CP;
- Người đã hiến bộ phận cơ thể theo quy định, cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT dựa trên giấy ra viện do cơ sở KCB nơi người hiến bộ phận cơ thể cấp cho đối tượng.
UBND xã lập danh sách đối tượng theo quy định tại Điều 2; Các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 16, 17 Điều 3; Các khoản 1, 2, 4, Điều 4 và Điều 5, Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
Bước 2: Người tham gia BHYT nộp cơ quan BHXH và chờ ký trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu 4, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
Bước 3: Bộ phận một cửa của Cơ quan BHXH tỉnh, huyện thực hiện kiểm tra tờ khai, điều chỉnh thông tin, cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp thẻ BHYT theo mẫu và ký.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, tổ chức BHYT phải chuyển thẻ BHYT cho cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng hoặc cho người tham gia BHYT.
Trên đây là một số thông tin về bệnh hiểm nghèo và thủ tục xin cấp BHYT bệnh hiểm nghèo. Bảo hiểm xã hội điện tử eBH hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ bệnh hiểm nghèo là gì, mức hỗ trợ BHYT bệnh hiểm nghèo dành cho đối tượng khám chữa bệnh đúng tuyến, trái tuyến.