Điều Kiện Để Một Tổ Chức Có Tư Cách Pháp Nhân

Điều Kiện Để Một Tổ Chức Có Tư Cách Pháp Nhân

Pháp nhân thương mại, pháp nhân phi thương mại là gì? Tư cách pháp nhân là gì? Điều kiện để doanh nghiệp có tư cách pháp nhân? Tham khảo ngay tại đây.

Pháp nhân thương mại, pháp nhân phi thương mại là gì? Tư cách pháp nhân là gì? Điều kiện để doanh nghiệp có tư cách pháp nhân? Tham khảo ngay tại đây.

Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

Việc Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu quy định như sau:

– Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm và hồ sơ mời sơ tuyển, đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển theo quy định

– Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên như sau:

+ Các nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán và lập thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó

+ Các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế khác nhau.

+ Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng và nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó.

– Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên như sau:

+ Nhà thầu tư vấn đấu thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án

+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bên mời thầu

+ Chính phủ quy định chi tiết về vấn đề này.

Như vậy để việc đấu thầu hay trong các tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp cần có các nguyên tắc riêng để Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu tạo nên sự uy tín đối với công việc và với các nhà dự thầu. Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên theo quy định và tương tự đối với Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên được quy định như trên

Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư trong đấu thầu

Tại Luật đấu thầu 2020 Điều 5. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư quy định:

1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;

b) Hạch toán tài chính độc lập;

c) Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;

d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;

e) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;

g) Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;

h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;

b) Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;

c) Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;

d) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.

3. Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.

Như vậy, trong dấu thầu thì không thể thiếu sự tham gia của Nhà thầu, nhà đầu tư, đây là là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật để tham gia đấu thầu. Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh rong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh và thực hiện các thủ tục và trình tự theo quy định về đấu thầu.

Pháp nhân là gì? Có tư cách pháp nhân là gì?

Pháp nhân được hiểu là một tổ chức có tư cách pháp lý độc lập nhất định. Tổ chức này có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tổ chức có tư cách pháp nhân là tổ chức được nhà nước công nhận để hoạt động một cách độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tổ chức có tư cách pháp nhân có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một pháp nhân được pháp luật quy định.

Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Pháp nhân thương mại hoạt động bởi 2 mục tiêu chính:

Ví dụ: Công ty cổ phần Vingroup là pháp nhân thương mại.

Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân hoạt động với mục tiêu chính không phải là tìm kiếm lợi nhuận. Trường hợp, pháp nhân phi thương mại hoạt động có lợi nhuận thì lợi nhuận này cũng không được chia cho các thành viên.

Pháp nhân phi thương mại bao gồm:

Ví dụ: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là pháp nhân phi thương mại. Vì mục tiêu chính của tổ chức không hướng tới lợi nhuận mà hướng tới các hoạt động nhân văn trong cộng đồng.

Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, tổ chức được công nhận có tư cách pháp nhân phải đáp ứng đủ 4 điều kiện sau:

1. Pháp nhân phải được thành lập theo quy định pháp luật

Ví dụ: Công ty TNHH ABC được xem là thành lập hợp pháp khi công ty nộp hồ sơ đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ Sở KH&ĐT.

Tổ chức được công nhận có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng là tổ chức có tư cách pháp nhân.

Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Anpha để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí nhé!

2. Pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

3. Pháp nhân phải có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó

Theo quy định của pháp luật, pháp nhân phải sở hữu một khối lượng tài sản nhất định để thiết lập quyền và nghĩa vụ trong các hoạt động của pháp nhân. Tài sản đó được hình thành từ các nguồn:

Pháp nhân có quyền sử dụng, định đoạt tài sản đó theo điều lệ hoặc theo quyết định thành lập của pháp nhân. Đồng thời pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm toàn bộ với phần tài sản đó.

Trong công ty TNHH ABC, các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm với phần vốn đã góp, mà không dùng tài sản cá nhân để thực hiện các nghĩa vụ của công ty (ngoại trừ công ty hợp danh).

4. Pháp nhân có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập

Pháp nhân có quyền nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập thông qua người đại diện. Đại diện của pháp nhân có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, công ty TNHH (1 thành viên, 2 thành viên trở lên) có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bởi vì công ty TNHH đáp ứng đủ 4 điều kiện:

Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định, công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bởi vì công ty cổ phần đáp ứng đủ 4 điều kiện:

Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có ít nhất từ 2 thành viên hợp danh trở lên. Ngoài ra, công ty hợp danh còn có thể có thêm thành viên góp vốn.

Mặc dù tài sản của thành viên hợp danh không độc lập với tài sản của công ty nhưng tài sản của thành viên góp vốn lại độc lập với tài sản của công ty. Vì vậy, công ty hợp danh vẫn được xem là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.