Tại Điều 12 Quy chế ban hành kèm Thông tư 23/2021 quy định, học viên được công nhận tốt nghiệp thạc sĩ khi đáp ứng đủ các điều kiện:
Tại Điều 12 Quy chế ban hành kèm Thông tư 23/2021 quy định, học viên được công nhận tốt nghiệp thạc sĩ khi đáp ứng đủ các điều kiện:
Sau đây là bảng tham chiếu quy đổi một số văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ tương đương Bậc 3 và Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam áp dụng cho tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT:
Trên đây là các quy định về điều kiện tốt nghiệp thạc sĩ theo Quy chế tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ ban hành kèm Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT. Nếu có thắc mắc, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp. >> Điều kiện học thạc sĩ từ 15/10/2021 theo Thông tư 23
Hiện nay, với mong muốn phục vụ tốt công việc, nhiều người lựa chọn học lên thạc sĩ, tiến sĩ ngay sau khi tốt nghiệp đại học.
Để biết sau khi học xong đại học có được học lên tiến sĩ luôn hay không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.
Khoản 1 Điều 7 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT quy định chi tiết về đối tượng và điều kiện dự tuyển trình độ tiến sĩ.
Học vị tiến sĩ là điều nhiều người mơ ước. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, người dự tuyển nghiên cứu sinh tiến sĩ phải đảm bảo điều kiện đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học hạng giỏi trở lên ngành phù hợp, hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ.
Các ứng viên cần đáp ứng yêu cầu đầu vào theo chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và của chương trình đào tạo tiến sĩ đăng ký dự tuyển, có dự thảo đề cương nghiên cứu và dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa.
Các nghiên cứu sinh tương lai cần có kinh nghiệm nghiên cứu, thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ.
Do vậy, người tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên ngành phù hợp có thể được học tiến sĩ mà không cần học thạc sĩ.
Cử nhân khi học thẳng lên tiến sĩ cũng phải đáp ứng những điều kiện về năng lực ngoại ngữ như: Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài; bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
Hoặc người học phải có các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương trình độ bậc 4 (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục Giáo dục Đào tạo công bố.
Nếu là người nước ngoài đăng ký học tiến sĩ bằng Tiếng Việt thì phải có chứng chỉ Tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt.
Ngoài những điều kiện trên thì tùy theo đặc điểm của từng lĩnh vực, ngành đào tạo và chương trình đào tạo cụ thể của cơ sở đào tạo mà có thể quy định thêm những điều kiện khác với người dự tuyển.
Khoản 1, khoản 3 Điều 3 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ được ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT quy định về thời gian và hình thức đào tạo trình độ tiến sĩ như sau:
Thời gian đào tạo tiêu chuẩn của trình độ tiến sĩ từ 3 năm (36 tháng) đến 4 năm (48 tháng) do cơ sở đào tạo quyết định, bảo đảm phần lớn nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian này. Mỗi nghiên cứu sinh có kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa nằm trong khung thời gian đào tạo tiêu chuẩn phê duyệt kèm theo quyết định công nhận nghiên cứu sinh.
Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện theo hình thức chính quy; nghiên cứu sinh phải dành đủ thời học tập, nghiên cứu tại cơ sở đào tạo theo kế hoạch đã được phê duyệt; trong đó khi đăng ký đủ 30 tín chỉ/năm học được xác định là tập trung toàn thời gian.
Hiện, việc tuyển sinh trình độ tiến sĩ được tổ chức một hoặc nhiều lần trong năm do các cơ sở đào tạo đại học quyết định. Tuy nhiên, các cơ sở đó phải đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm chất lượng triển khai đào tạo ở trình độ tiến sĩ theo quy định hiện hành.
Phương thức tuyển sinh bao gồm thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển do cơ sở đào tạo quyết định bảo đảm đánh giá minh bạch, công bằng, khách quan và trung thực về kiến thức, năng lực của người dự tuyển.
Ngoài ra, cơ sở đào tạo cũng được tổ chức tuyển sinh theo hình thức trực tuyến khi đáp ứng những điều kiện đảm bảo chất lượng như đối với tuyển sinh trực tiếp.
Do đó, trước khi khi đăng ký thi tuyển hoặc xét tuyển trình độ tiến sĩ, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ mọi thông tin khi làm hồ sơ, tránh xảy ra sai sót không mong muốn. Hiện, hầu hết các trường đại học trên cả nước đều đạo tạo trình độ tiến sĩ, tùy điều kiện của bản thân để lựa chọn ngôi trường theo học phù hợp.
Theo khoản 2 Điều 12 Quy chế ban hành kèm Thông tư 23, cơ sở đào tạo tổ chức xét và ra quyết định công nhận tốt nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày học viên bảo vệ thành công luận văn, đề án.
Nếu phải tổ chức thẩm định luận văn, đề án thì việc xét và ra quyết định công nhận tốt nghiệp tổ tối đa thêm 03 tháng.
Trong thời hạn 01 tháng tính từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp, học viên phải được cơ sở đào tạo cấp bằng thạc sĩ.
Trong đó, nội dung trên văn bằng và phụ lục văn bằng ghi rõ chương trình định hướng nghiên cứu hoặc định hướng ứng dụng.
Ngoài ra, đối với các học viên không đủ điều kiện tốt nghiệp theo thời gian học tập, hiệu trưởng hoặc giám đốc cơ sở đào tạo cấp chứng nhận kết quả các học phần học viên đã tích lũy trong chương trình đào tạo.