Hiện nay, tình trạng bị lừa đảo qua mạng đang diễn ra ngày càng nhiều, càng được phổ biến. Viêc để tự mình có thể lấy lại được số tiền mình bị lừa là một việc khá khó khăn.
Hiện nay, tình trạng bị lừa đảo qua mạng đang diễn ra ngày càng nhiều, càng được phổ biến. Viêc để tự mình có thể lấy lại được số tiền mình bị lừa là một việc khá khó khăn.
Khi bị lừa đảo qua mạng, người bị hại tố cáo trực tiếp, người tố cáo cũng mang theo Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và chứng cứ kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin.
Người bị hại còn có thể trình báo lừa đảo qua đường dây nóng của cơ quan Công an:
- Công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dùng internet có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ:
+ Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo;
+ Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053;
+ Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.
- Đối với người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Anh Nguyễn Xuân Long (sinh năm 1992, quê ở xã Nam Hồng, Nam Sách, Hải Dương) bức xúc cho biết, qua một mối quan hệ thân thiết, anh được giới thiệu đến Công ty cổ phần Phát triển nguồn nhân lực ASENCO Việt Nam để nộp hồ sơ và đi xuất khẩu lao động ở Ba Lan làm ngành nghề may mặc. “Mỗi hồ sơ nộp vào công ty phải đóng một khoản tiền từ 40 đến 45 triệu đồng.
Tham gia học tiếng, mỗi học viên phải đóng thêm 10 triệu đồng nữa. Cùng rất nhiều chi phí khác, số tiền phải nộp với mỗi học viên không hề nhỏ. Thế nhưng bản thân tôi được công ty hứa đưa đi từ tháng 3 âm lịch năm 2019, đến nay vẫn không thể xuất cảnh được. Ban đầu công ty hứa đưa lao động đi vào tháng 3, sau lại lùi sang tháng 6, rồi lao động cứ tiếp tục chờ đợi.
Thi thoảng công ty lại gọi tôi từ quê lên ký hợp đồng mới để thay thế hợp đồng cũ. Thực sự chúng tôi mất rất nhiều công sức, tiền bạc nhưng chỉ thu về được những lời hứa hão”, anh Long chia sẻ. Cùng tham gia đợt học tiếng với anh Nguyễn Xuân Long còn có anh Nguyễn Hữu Tuấn (sinh năm 1989, quê ở xã An Lâm, Nam Sách, Hải Hương), anh Vương Đình Hùng (sinh năm 1996, quê ở xã An Sơn, Nam Sách, Hải Dương). Cũng giống như anh Long, cả hai anh đều cảm thấy chán nản, thất vọng sau rất nhiều lần bị Công ty ASENCO hứa rồi không thực hiện.
“Quá trình học tiếng, chúng tôi liên tục bị công ty chuyển địa điểm. Địa điểm ngày càng tồi tệ về cơ sở vật chất. Hồ sơ đi làm visa thì hầu hết bị trượt. Mới đây công ty có thông báo để ký hợp đồng mới nhưng chúng tôi đã mất niềm tin rồi thì ký làm gì nữa”, anh Vương Đình Hùng cho biết.
Hoàn cảnh khó khăn, không có công việc ổn định, anh Nguyễn Văn Quân (sinh năm 1988, xã Khánh Trung, Yên Khánh, Ninh Bình) cũng nộp hồ sơ vào Công ty ASENCO với mong muốn ra nước ngoài làm việc để có cơ hội thoát nghèo. Thế nhưng cũng như các trường hợp trước, cá anh nhân chỉ nhận được những lời hứa suông.
“Để có được số tiền 45 triệu nộp vào công ty cùng các khoản tiền như học tiếng, chứng chỉ, chi phí ăn ở, gia đình tôi phải đi vay mượn. Tháng 6-2019, tôi vào học tiếng, công ty cam kết 1-9-2019 tôi sẽ có mặt ở Ba Lan. Sau đó công ty lại hứa tiếp sang tháng 10, rồi tháng 11, rồi trước Tết âm lịch. Nhiều người do chán nản mà đã phải tự bỏ cuộc”, anh Quân bức xúc cho hay.
Công ty nói có, cơ quan quản lý nói không
Để tìm hiểu bản chất sự việc, PV Báo CAND đã gặp và trao đổi với đại diện Công ty phát triển nguồn nhân lực ASENCO Việt Nam về vấn đề này. Bà Trần Thị Hồng Gấm, Tổng Giám đốc công ty khẳng định, những phản ánh của người lao động trên là không đúng sự thật. Bà Gấm cho biết, sau nhiều năm đi lại thì bà có mối quan hệ rất thân thiết với Ba Lan.
Chính vì thế mà ASENCO làm chương trình đưa người lao động sang Ba Lan. “Trước đây visa rất dễ dàng vì Chính phủ Ban Lan hỗ trợ nhiều. Tuy nhiên sau này visa có khó khăn hơn nên người lao động phải chờ. Hợp đồng lao động, rồi giấy phép lao động, chúng tôi đã có đầy đủ. Hiện tại chỉ là chờ làm thủ tục visa chứ không có gì khó khăn cả”, bà Gấm cho biết.
Trước thông tin người lao động phản ánh họ được hứa hẹn đưa đi nhiều lần mà vẫn không đi được, visa cũng không làm được, bà Gấm khẳng định là không có chuyện đó. Trước câu hỏi về việc Công ty cổ phần Phát triển nguồn nhân lực ASENCO Việt Nam có tuân thủ đúng các quy định về đưa lao động ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng hay không, bà Gấm khẳng định chắc nịch, ASENCO có đảm bảo đúng theo các quy định của pháp luật, đặc biệt trong đó ASENCO có giấy phép đưa người lao động ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH.
Tuy nhiên, trái ngược với những gì bà Gấm nói, PV đã trao đổi với Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) về giấy phép của Công ty cổ phần Phát triển nguồn nhân lực ASENCO Việt Nam thì câu trả lời từ phía Cục Quản lý lao động ngoài nước là công ty này không được cấp phép đưa người lao động ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng. “Công ty này không có giấy phép đưa người lao động ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng.
Đặc biệt thị trường châu Âu thì công ty này càng không có trong danh sách. Nếu nói là đưa người lao động sang Ba Lan làm việc thì càng không đúng vì hiện tại chưa có doanh nghiệp nào được cấp phép đưa lao động sang Ba Lan.
Trước hết vì thị trường này lương thấp, bên cạnh đó khu vực này người lao động bỏ trốn nhiều nên cơ quan quản lý nhà nước đang cân nhắc về việc cấp phép. Bộ LĐ-TB&XH chưa cấp phép cho doanh nghiệp nào đưa người lao động sang Ba Lan”, bà Trịnh Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin truyền thông, Cục Quản lý lao động ngoài nước khẳng định.
Trước việc doanh nghiệp nói có giấy phép nhưng cơ quan quản lý nhà nước lại khẳng định là không, câu chuyện Công ty cổ phần Phát triển nguồn nhân lực ASENCO Việt Nam tuyển chọn và hứa đưa lao động sang Ba Lan làm việc rất cần được các cơ quan chức năng làm rõ. Nếu doanh nghiệp không được cấp phép thì những phản ánh của người lao động tố doanh nghiệp lừa đảo xuất khẩu lao động là hoàn toàn có cơ sở.
Báo CAND sẽ thông tin tiếp về vụ việc này.
Để có thể tránh tình trạng bị lừa đảo qua mạng, người dân cần lưu ý một vài điểm như sau:
- Cẩn trọng khi chia sẻ thông tin cá nhân
- Luôn cảnh giác và tự đặt ra câu hỏi xem sự việc có đang diễn ra hợp lý không
- Tiết chế lòng tham với các khoản tiền tự nhiên mà có
- Chủ động tìm hiểu thông tin về các chiêu trò lừa đảo
Đối với quy định về mức xử phạt dành cho hành vi lừa đảo qua mạng thì tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt cụ thể như sau:
Lưu ý: Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Do đó, đối với hành vi lừa đảo tiền qua mạng thì người thực hiện hành vi lừa đảo có thể bị phạt lên tới 10.000.000 đồng.
Đồng thời, tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm c khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định:
(1) Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
(4) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
(5) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo đó, ngoài bị xử phạt hành chính, người thực hiện hành vi lừa đảo qua mạng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.