Làng hiện nay có khoảng 40 hộ gia đình sống chính thức bằng nghề tiện. Ngoài ra còn có nhiều hộ gia đình làm nghề nông là chính lúc rảnh rỗi phụ thêm làm đồ tiện - Những đồ loại dễ như cối, chày, mâm, đài câu cá, cán các loại dao, liềm, đục, cán con dấu đồng v. v...
Làng hiện nay có khoảng 40 hộ gia đình sống chính thức bằng nghề tiện. Ngoài ra còn có nhiều hộ gia đình làm nghề nông là chính lúc rảnh rỗi phụ thêm làm đồ tiện - Những đồ loại dễ như cối, chày, mâm, đài câu cá, cán các loại dao, liềm, đục, cán con dấu đồng v. v...
Các sản phẩm chủ yếu của làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp là các đồ thờ tự và các đồ dùng trong gia đình. Các nghệ nhân sẽ sử dụng đôi bàn tay tài hoa, khéo léo và đôi mắt thẩm mỹ; kết hợp với năng khiếu về nghệ thuật để tạo ra các sản phẩm mỹ nghệ độc đáo và đẹp mắt; cùng những hoa văn, họa tiết hay hình dạng nổi bật.
Nếu so về chất lượng thì các sản phẩm của làng Nhạn Tháp tinh xảo hơn rất nhiều; nhưng giá thành lại rất hợp lý. Đây cũng chính là lý do vì sao mà làng Nhạn Tháp lại được nhiều khách hàng tín nhiệm và lựa chọn như vậy.
Trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm khác nhau; làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp vẫn luôn giữ gìn được truyền thống để tạo ra các sản phẩm gỗ mỹ nghệ mang tính nghệ thuật và giá trị nhân văn cao.
Khi cuộc sống ngày càng thay đổi và được nâng cao; nhu cầu về cái đẹp cũng lớn thì các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ của Nhạn Tháp không chỉ dừng lại ở việc phục vụ đời sống hàng ngày; mà con mang nét đẹp nghệ thuật độc đáo. Chính điều này đã giúp cho làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp vươn lên và phát triển mạnh mẽ hơn trên thị trường.
Trên đây là những thông tin chi tiết về làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp . Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Cách Hà Nội khoảng 20km về phía Nam, ở huyện Thường Tín có làng nghề tiện gỗ Nhị Khê (trước thuộc tỉnh Hà Tây, nay thuộc Hà Nội), tên Nôm là làng Dũi, nổi tiếng với nghề tiện gỗ nên dân gian thường gọi là làng Dũi Tiện.
Theo ghi chép trong những cuốn gia phả của các dòng họ sinh sống lâu năm tại địa phương thì xưa kia vùng đất này có tên là Trại Ổi (hay Ngọc Ổi).
Tương truyền đây là vùng đất đẹp, phong cảnh trữ tình. Thế nên vào thời Lý, ngự trên thuyền rồng xuôi theo dòng Tô Lịch về phía nam kinh thành nhà vua thường du ngoạn thăm thú cảnh vật thấy nơi đây đất đai trù phú, cây cối đôi bên bờ sông hoa nở rực rỡ, nên đã đặt tên vùng này là Nhụy Khê (nghĩa là suối hoa).
Từ xa xưa, làng nghề tiện gỗ Nhị Khê đã được xem là vùng đất địa linh sinh nhân kiệt, đã sản sinh, nuôi dưỡng tâm hồn nhiều danh nhân văn hóa.
Nghề tiện gỗ xuất hiện ở Nhị Khê khoảng hơn 300 năm. Ở đây, hầu như cả làng ai cũng biết làm nghề tiện, ai cũng tự hào và thuộc lòng câu ca dao “Dũi tiện có cây bồ đề, Có sông Tô Lịch, có nghề tiện mâm”
Bằng sự sáng tạo và bí quyết cổ truyền, những thợ làng nghề tiện gỗ Nhị Khê có thể sản xuất hơn 200 loại mặt hàng khác nhau.
Từ những mặt hàng truyền thống như mâm gỗ, ống hương, ấm ủ nước, thoi dệt, lõi chỉ, bàn trà đẹp, chân ghế, chấn song cửa, chân bàn ăn gỗ … đến những chiếc chiếu gỗ, đệm ghế ô tô, mành cửa, chuỗi hạt trang trí … được tiện từ gỗ, rất tinh xảo.
Đúng như câu ca được truyền tụng “Nhị Khê thợ tiện làm nên đủ đồ”
Về công cụ sản xuất, lúc trước nghệ nhân làng Nhị Khê thường sử dụng chiếc máy tiện trước đây còn thô sơ, đạp bằng chân với hai cây tre nhịp nhàng lên xuống, bánh xe quay bằng gỗ, dây quay bằng thừng hay dây da, quay đi quay lại hai chiều, không có ổ bi.
Ngày nay cỗ máy tiện của làng nghề tiện gỗ Nhị Khê được cải tiến, chạy bằng mô tô điện kĩ thuật nâng cao, sản phẩm càng dồi dào.
Hiện nay, người thợ Nhị Khê, ngoài sản xuất hàng tiện bằng gỗ, còn làm các mặt hàng bằng sừng trâu bò, ngà voi, ốc trai; nhiều sản phẩm quý hiếm được xuất khẩu.
Có thể khẳng định, ở làng nghề tiện gỗ Nhị Khê, nghề tiện không chỉ đơn thuần là một nghề mưu sinh, những sản phẩm tiện gỗ tinh xảo của người thợ Nhị Khê đã góp phần làm nên nét tài hoa, khéo léo, nét đẹp văn hóa của quê hương Thường Tín, của mảnh đất Thăng Long – Hà Nội.
Nằm cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km về hướng Tây Bắc; chính là thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, tỉnh Bình Định. Từ cách đây hàng mấy trăm năm; tiện gỗ đã là nghề truyền thống ở Nhạn Tháp.
Để làng nghề có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa; đích thân những vị tiên chỉ của ngôi làng này đã ra Bắc; để mời những người thợ lành nghề từ một làng gỗ nổi tiếng ở: làng nghề La Xuyên – Nam Định; Chàng Sơn – Thạch Thất, Phú Xuyên – Thường Tín – Hà Nội, Đồng Kỵ – Bắc Ninh…; về để truyền nghề. Chính những người thợ này đã giúp cho ngôi làng phát triển và thăng hoa nhanh chóng; bởi họ đã cất công về lại Bắc Ninh để có thể mời gọi thêm những tay thợ giỏi tiếp theo vào Nhạn Tháp.
Từ năm 2000 đến năm 2006 có thể nói là thời kỳ cực thịnh của làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp. Bởi ở giai đoạn này những loại gỗ quý như: cẩm lai, trắc gai, trầm thị, chò chỉ,…; vẫn còn nguồn cung cấp dồi dào và đem lại lợi nhuận cao. Bắt đầu từ nơi tiêu thụ chính là tỉnh Bình Định; lâu dần các sản phẩm của làng Nhạn Tháp tiếp tục được tiêu thụ ở Trung Quốc. Đôi khi, chính những thương nhân Trung Quốc đã phải cất công về tận làng nghề để đặt mẫu.
Cho tới năm 2007, làng nghề này được nới rộng ra thôn Vân Sơn; và phát triển thành một cộng đồng tiện gỗ nghệ thuật rộng lớn. Chính nhờ sự phát triển mạnh mẽ này mà từ đó; làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp đã được UBND tỉnh Bình Định ra công văn; đổi tên thành làng nghề truyền thống tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu.
Trước đây, các sản phẩm chủ lực của làng nghề là: lục bình; chân bàn ghế, các trụ chỉ tròn;… Các sản phẩm được làm từ gỗ quý hiếm nên có giá thành khá cao. Đặc biệt, các sản phẩm làm ra đều rất tinh xảo nên được ưa chuộng nhiều ở thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, những thay đổi về thời gian khiến lượng gỗ quý dần khan hiếm; cùng với đó là hướng khách hàng được thay đổi. Vì muốn hướng tới khách hàng trong nước; nên làng nghề đã bắt đầu chuyển sang sử dụng những loại gỗ phổ biến và có nguồn cung dồi dào như: mít, xoan, kéo; để sản xuất ra các loại đồ thờ cúng như: lư hương, lục bình, chân đèn, án thờ; hay tủ bàn, đèn thờ, gạt tàn, quả địa cầu, bộ bình trà,…
Nhắc tới ngôi làng truyền thống này; chắc chắc không thể không nhắc tới 2 sản phẩm được ưa chuộng nhất chính là: lục bình khảm xà cừ và các sản phẩm tiện gỗ.
Khảm xà cừ còn có tên gọi là cẩn xà cừ; đây là một nghề thủ công đã có từ rất lâu đời ở nước ta. Bởi Việt Nam có lợi thế nằm cạnh bờ biển dài; nên nguồn nguyên liệu luôn dồi dào. Và Nhạn Tháp chính là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời; nổi tiếng với sản phẩm lục bình khảm xà cừ. Các loại lục bình với nhiều kích cỡ khác nhau phù hợp với nhu cầu sử dụng; được chạm trổ và khảm xà cừ công phu; hay đục, chạm, lộng bông hoa, muông thú trên những lục bình có kích thước lớn.
Dưới đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân; những chiếc lục bình sẽ được khảm chìm xà được xuống bề mặt gỗ; hoặc tạo hình 3 chiều và gắn nổi trên bề mặt gỗ; tạo ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật cao và rất tinh xảo. Mỗi miếng ốc xà cừ trai ngọc; hay bào ngư được sử dụng đều toát lên hồn của sản phẩm. Những đường cắt sắc sảo được ghép lại với nhau theo nhiều hình thù.
Tiếp đến, chính là các sản phẩm đồ gỗ tự nhiên được gia công cắt gọt và thực hiện nhờ chuyển động xoay tròn của trục chính (hiểu đơn giản chính là chiếc mâm có 1 trục chính kẹp giữ gỗ; trục chính xoay tròn đồng thời tạp chuyển động gỗ xoay tròn theo trục; kết hợp với các chuyển động tịnh tiến theo phương dọc và ngang của dụng cụ cắt, gọt tạo thành chuyển động cắt, gọt sản phẩm theo ý muốn.