Vị trí: số 1, đường Hoàng Văn Thụ, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Vị trí: số 1, đường Hoàng Văn Thụ, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội có báo cáo do Giám đốc Sở Nguyễn Xuân Đại ký, cho biết toàn Thành phố hiện đang gieo trồng khoảng 93.138ha cây hàng năm (72.058ha lúa, hiện nay đang giai đoạn làm đòng - chín sáp, thời gian thu hoạch lúa tập trung dự kiến từ 25/9-05/10/2024; 21.080ha rau màu, đã thu hoạch khoảng 9.064 ha chiếm 43% diện tích) và 20.339,4ha cây ăn quả. Diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 22.600ha.
Ngành nông nghiệp Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng vận hành 324 trạm bơm với công suất khoảng 4.000.000m3/giờ cho các kịch bản mưa; triển khai các biện pháp hạ thấp mực nước để đảm bảo phòng lũ cho 89 hồ chứa thủy lợi; chủ động vận hành trạm bơm tiêu nước đệm trên toàn hệ thống.
Hệ thống tiêu thoát nước khu vực đô thị: Đã thực hiện đầu tư xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch đối với khu vực nội thành thuộc lưu vực sông Tô Lịch với diện tích 77,5km2. có thể giải quyết được tình trạng úng ngập cho những trận mưa có cường độ mưa theo thiết kế 300mm/2ngày đối với toàn bộ hệ thống, 70mm/h đối với hệ thống cống.
Cập nhật tình hình thiệt hại thiệt hại về người do bão số 3 và mưa lũ sau bão, đã làm 4 người thiệt mạng (trên địa bàn Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Chương Mỹ và cầu Giấy). Trên địa bàn Thành phố có 25.156 cây đổ và cành gãy, trong đó cây đổ là 24.807 cây, tập trung nhiều ở Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Nam Từ Liêm,… Cây đổ đã gây ra các thiệt hại về người và làm một số phương tiện giao thông hư hỏng, cơ sở hạ tầng bị hư hại.
Thành phố Hà Nội đã huy động 573 cán bộ, 80 phương tiện, 200 cái cưa của các đơn vị cây xanh cùng sự hỗ trợ của các sở, ngành liên quan và tối đa lực lượng tại chỗ của địa phương khẩn trương giải tỏa dứt điểm các cây đổ, cành gãy đảm bảo giao thông và sinh hoạt cho Nhân dân
Ngoại thành Hà Nội bị ngập 2.243ha lúa, 1.250ha rau màu, 1.185ha cây ăn quả, hoa, cây hàng năm và 257 ha thủy sản; gẫy, đổ, dập nát, ảnh hưởng khoảng 24.361ha lúa; 3.307ha rau màu; 33.117ha cây ăn quả, hoa, cây hàng năm và 151ha thủy sản.
Các công ty Thủy lợi tăng cường triển khai vận hành các trạm bơm tiêu phòng, chống úng, ngập ngoại thành, hiện đang vận hành 203 trạm bơm tiêu với 776 máy bơm, tổng lượng bơm tiêu khoảng 1.349.580 m3/giờ. Đồng thời, huy động lực lượng khơi thông, tua vớt rác, bơm hút nước giải toả các điểm úng ngập cục bộ trong nội thành với khoảng 2416 người; 323 phương tiện; 139 thiết bị bơm hút chống ngập.
"Lũ ở các tỉnh phía Bắc đang rất căng, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa; lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ, Thanh Hóa. Các địa phương cần thông báo, chủ động vào cuộc quyết liệt để hỗ trợ, đảm bảo an toàn, tính mạng và tài sản cho người dân.
Đến thời điểm này, thủy điện Tuyên Quang đã mở 8 cửa xả, thủy điện Thác Bà mở 3 cửa xả lũ; thủy điện Hòa Bình mở 2 cửa xả lũ. Hiện nay lưu lượng nước về thủy điện Tuyên Quang rất lớn, lên tới 6.000m3/s. Tuy nhiên, Bộ đang điều tiết, cho lượng nước xả ở mức hơn 2.000m3/s. Với tình hình này, thủy điện Tuyên Quang sẽ tiếp tục mở cửa xả lũ.
Hiện lũ trên sông Thao (Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ), sông Lô (Hà Giang, Tuyên Quang), sông Lục Nam và sông Thương (Bắc Giang), sông Thái Bình (Hải Dương) đang lên. Nhiều nơi đang vượt mức báo động 3, (tức lũ rất nguy hiểm, mực nước trong sông, suối đã dâng lên rất cao, tất cả các vùng đất thấp đều đã bị ngập, kể cả những vùng đất thấp nằm trong thành phố; sự an toàn của các đê bảo vệ ven sông đang bị đe dọa).
Tình hình đang rất căng. Chúng tôi đang chỉ đạo xả lũ để giảm thiểu thiệt hại cho hạ du. Hiện đã quy định về các kịch bản ứng phó với từng cấp lũ. Các địa phương cần chủ động vào cuộc quyết liệt để hỗ trợ, đảm bảo an toàn, tính mạng và tài sản cho người dân".
Tháp đôi Prime Thái Nguyên có tổng diện tích quy hoạch 6.000 m2, mật độ xây dựng khoảng 63% và có tổng vốn đầu tư khoảng 688 tỷ đồng. Dự án được thiết kế với 4 hạng mục chính gồm: Hầm ngầm với công năng để xe 2 tầng, diện tích xây dựng gần 8.000 m2; khối đế gồm 4 tầng với công năng là trung tâm thương mại; 1 tháp 26 tầng có 188 căn hộ cao cấp, 1 tháp tổ hợp dịch vụ, văn phòng 18 tầng.
Mặt bằng tầng điển hình tại dự án Tháp đôi Prime Thái Nguyên
Khối tháp căn hộ: sở hữu 188 căn hộ cao cấp từ tầng 5 đến tầng 26 với diện tích từ 90 - 160 m2/căn.
Khối tháp khách sạn, condotel, văn phòng: có 42 căn hộ dịch vụ, 40 căn hộ khách sạn từ tầng 5 đến tầng 17.
Thiết kế căn hộ tại dự án Tháp đôi Prime Thái Nguyên
Dự án sở hữu những tiện ích nội khu tại khối đế có công năng là trung tâm thương mại với nhiều hạng mục như: bể bơi 4 mùa, nhà hàng, quán cà phê, khu chăm sóc sức khỏe, siêu thị, vui chơi cho trẻ em. Đặc biệt, sân thượng tầng 26 của công trình được thiết kế đầu tư làm vườn thượng uyển, ngắm toàn cảnh thành phố.
Chủ đầu tư dự án Tháp đôi Prime Thái Nguyên là Công ty TNHH Prime Thái Nguyên, Nhà thầu tư vấn thiết kế là Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam (VNCC), tư vấn giám sát là Công ty Cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng (Coninco); tổng thầu xây dựng là Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng - Công ty Cổ phần Xây dựng 204.
Công ty TNHH Prime Thái Nguyên được thành lập ngày 07/04/2006, đặt trụ sở tại số 1, đường Hoàng Văn Thụ, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Hoạt động trong các lĩnh vực: kinh doanh bất động sản, dịch vụ lưu trú ngắn ngày, vận tải hành khách và hàng hóa.
Theo tìm hiểu, dự án Tháp đôi Prime Thái Nguyên có tên pháp lý là Tổ hợp nhà ở, khách sạn và Trung tâm thương mại Prime Thái Nguyên.
Dự án được khởi công từ năm 2010, đến năm 2013, công trình đã xây dựng xong cơ bản phần kết cấu gồm phần móng và 02 tầng hầm. Từ đó đến nay, phần hầm được chủ đầu tư phá dỡ thay đổi kết cấu tại một số vị trí.
Tháng 4/2019 chủ đầu tư đã có kết quả kiểm định hiện trạng do Công ty cổ phần tư vấn Khoa học Công nghệ và Kiểm định Xây dựng lập, chất lượng công trình xây dựng được thi công đảm bảo theo hồ sơ thiết kế và hồ sơ hoàn công của công trình.
Ngày 19/7/2019, Công ty TNHH Prime Thái Nguyên đã ký hợp đồng thi công công trình Tổ hợp nhà ở, khách sạn và trung tâm thương mại Thái Nguyên với Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng - Công ty Cổ phần Xây dựng 204.
Tháng 10/2019, Công ty Prime Thái Nguyên được UBND tỉnh Thái Nguyên cấp Quyết định chủ trương đầu tư số 3244/QĐ-UBND với tổng vốn đầu tư xây dựng công trình là 688 tỷ đồng.
Ngày 19/07/2021, Công ty Prime Thái Nguyên cùng nhà thầu đã chính thức tái khởi động xây dựng dự án Prime Thái Nguyên
e7837c027f6ecd14017ffa4e5f2a0e34
ff8080815e5b41fb015e5b817a510004
DFBEFAD5B1A809F7E05382FC0367B520
Hướng dẫn vệ sinh môi trường sau ngập lụt
ff80808191dd38cf0191e06a5e3d1d95
Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Thọ, trong những ngày qua, nước từ thượng nguồn sông Hồng đổ về trong 2 ngày qua rất lớn, người dân tại 2 huyện Hạ Hòa và Cẩm Khê đang phải căng mình chống chọi với dòng nước lũ. Mấy ngày qua, mực nước trên sông Hồng tại xã Ấm Thượng (huyện Hạ Hòa) là 28,69m, trên mức báo động 3 là 2,69m, vượt đỉnh lũ lịch sử vào năm 1971. Nhiều hộ dân tại 2 huyện Cẩm Khê và Hạ Hòa đã bị ngập sâu với gần 4.000 hộ dân đã bị nước ngập và phải di dời người, tài sản đến vị trí an toàn.
Trong những ngày qua, huyện Hạ Hòa đã huy động mọi nguồn lực để cùng người dân chống chọi với lũ lụt trên diện rộng. Tính đến sáng nay, toàn huyện đã có một người chết do sạt lở đất xảy ra tại xã Tứ Hiệp; hơn 6.600 hộ phải di dời và có nguy cơ phải di dời, trong đó đã thực hiện di dời hơn 4.300 hộ và hơn 2.300 hộ đang tiếp tục di dời với gần 26.700 nhân khẩu. Ngoài ra lũ lụt còn khiến hàng trăm ha lúa, hoa màu, khu vực nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại.
Lực lượng vũ trang giúp người dân xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa di chuyển tài sản cho nhân dân.
Hiền Lương là một trong những địa phương phải chịu nhiều thiệt hại do mưa lũ. Toàn xã có 5 khu với gần 3.000 hộ bị ngập, trong đó có nhiều chỗ ngập sâu tới 2m và bị cô lập hoàn toàn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hiền Lương Lê Đăng Hùng cho biết, trong những ngày qua, chính quyền xã đã cùng bà con di dời người và tài sản, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho bà con.
Hiện nay, mực nước sông vẫn tiếp tục dâng, xã sẽ tiếp tục rà soát những hộ dân thuộc diện phải di dời để đưa đến vị trí an toàn, sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm; phân công lực lượng ứng trực, theo dõi nắm tình hình các khu vực bị ngập và có nguy cơ bị ngập, sẵn sàng hỗ trợ những hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Ông Phùng Ngọc Được, khu 8, thị trấn Hạ Hòa cho biết, gia đình ông ở đây gần 60 năm nhưng chưa từng chứng kiến trận ngập nào lớn như này. Mặc dù hạ tầng giao thông, đê điều, nhà cửa đã được nâng cao so với đỉnh lũ lịch sử năm 1971 mà cả thị trấn vẫn ngập nặng. Rất may mắn, trong những ngày qua có lực lượng quân đội và công an hỗ trợ ngăn bằng bao cát hạn chế nước vào nhà nên không ảnh hưởng đến tài sản của nhân dân.
Còn tại huyện Cẩm Khê, nước sông Thao dâng cao cũng gây ngập úng hàng loạt nhà dân thuộc các xã ven sông như Phượng Vĩ, Tuy Lộc, Minh Tân, Ngô Xá, thị trấn Cẩm Khê. Theo thống kê sơ bộ, toàn huyện có 786 hộ bị ảnh hưởng bởi nước lũ sông Thao dâng cao gây ngập nước, trong đó có 490 hộ phải di dời người và tài sản (17 người thuộc khu vực bãi Phú Động, thị trấn Cẩm Khê buộc phải cưỡng chế di dời). Ngoài ra, toàn huyện có 944ha lúa, rau màu, rau xanh, cây ăn quả, cây hằng năm, cây lâu năm bị ngập úng.
Nhiều khu vực của huyện Cẩm Khê bị nước lũ cô lập.
Nhằm khắc phục hậu quả thiên tai sớm nhất, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Cẩm Khê đã chỉ đạo các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ và người dân địa phương huyện Cẩm Khê chung tay với chính quyền, tập trung mọi nguồn lực tổ chức hỗ trợ người dân di dời người, tài sản; đắp đê bao, đê bối trong thời gian sớm nhất để hạn chế thiệt hại...
Cũng như sông Thao, sông Lô những ngày qua mực nước liên tục dâng uy hiếp tính mạng và tài sản của nhiều hộ dân sinh sống ven sông. Người dân đang sinh sống tại nhiều xã của các huyện Đoan Hùng, Phù Ninh, thành phố Việt Trì phải trắng đêm chạy lũ.
Đêm 10/9, xảy ra vỡ đê ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Khu vực đê vỡ là cống qua đê giáp ranh giữa xã Hợp Nhất của Đoan Hùng (Phú Thọ) và xã Quyết Thắng của Sơn Dương (Tuyên Quang). Do vậy, huyện Đoan Hùng huy động nhân lực cùng với các địa phương của huyện Sơn Dương tập trung khắc phục hậu quả.
Huyện Đoan Hùng huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và người dân xã Hợp Nhất tham gia ứng cứu sự cố vỡ đê ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đoan Hùng Nguyễn Văn Vấn cho biết, ngay sau khi sự việc xảy ra, hàng trăm người dân và các lực lượng chức năng của hai địa phương đã khẩn trương chuyển các bao đất tới vị trí vỡ đê. Nhiều xe tải chở đá và máy xúc cũng đã được huy động tới hiện trường để ứng phó với sự cố. Trong đó, huyện Đoan Hùng đã huy động các lực lượng Công an, Quân đội và lực lượng tại chỗ khoảng 200-300 người cùng máy xúc và xe tải thực hiện hỗ trợ di dời người và tài sản của 20 hộ thuộc khu Hố Xanh và tham gia đắp đê chống lụt.
Ngay trong đêm, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Đoan Hùng phát lệnh báo động số 3 tới các xã: Phú Lâm, Hùng Xuyên, Vân Du, Chí Đám, Hợp Nhất, thị trấn Đoan Hùng, Sóc Đăng, Hùng Long, Vụ Quang và Xí nghiệp thủy nông Đoan Hùng. Đồng thời yêu cầu triển khai lực lượng, vật tư, phương tiện, tăng cường tuần tra, canh gác, phát hiện mọi sự cố hư hỏng của đê, kè, cống và có biện pháp xử lý kịp thời.
Cũng trong đêm qua, trăm nhà dân ngoài ven đê xã Bình Phú, huyện Phù Ninh bị ngập lụt. Nước ngập đã cô lập hoàn toàn khu 5, khu Long Châu và khu Trung Dầu khiến 200 hộ dân phải di dời khẩn cấp. Huyện Phù Ninh đã huy động gần 150 đồng chí gồm lực lượng thường trực, công an, dân quân và Tiểu đoàn 19, Bộ Tham mưu Quân khu 2 phối hợp lực lượng tại chỗ ứng cứu người dân.
Lực lượng quân đội giúp người dân xã Bình Phú di dời tài sản đến nơi an toàn.
Thiếu tá Trần Trọng Hiếu, Chính trị viên Tiểu đoàn Đặc công 19 cho biết, đơn vị huy động gần 40 cán bộ, chiến sĩ, cùng 1 xe tải, 10 xuồng cứu hộ, 2 xe cải tiến, 10 phao bơi để hỗ trợ người dân di chuyển tài sản, vật nuôi đến nơi an toàn đảm bảo không để xảy ra thiệt hại về người và tài sản.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Ninh Nguyễn Phúc Suyên cho biết, những chỗ nước ngập sâu, các lực lượng đã dùng thuyền để sơ tán với phương châm “cứu người trước, tài sản sau”. Vì vậy, ngay trong đêm, 200 hộ dân của khu Long Châu đã được di dời đến nơi an toàn. Hiện tại, huyện đang tiếp tục vận động, tuyên truyền các hộ dân còn lại có nguy cơ ngập cao sơ tán đến nơi an toàn.
Thành phố Việt Trì đã yêu cầu các địa phương ven sông thực hiện phương án di chuyển người và tài sản các hộ ở ngoài đê có nguy cơ bị ngập lụt. Chính quyền các địa phương đang tích cực, khẩn trương hỗ trợ người dân sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn.
Tại tổ 12, khu 1, phường Dữu Lâu, có 46 hộ dân sống ngay sát chân cầu Vĩnh Phú (khu vực bến phà cũ), đây là khu vực dự báo có nguy cơ ngập sau khi nước dâng cao, chảy xiết. Chính quyền, các lực lượng chức năng đã tuyên truyền, vận động và huy động lực lượng hỗ trợ người dân di chuyển khỏi khu vực; trong đó có nhiều người già được vận động di chuyển vào ở tạm tại Trạm Y tế phường...
Bà Nguyễn Thị Lan, sinh năm 1950, khu 1, phường Dữu lâu cho biết, gia đình bà sinh sống ở đây đã nhiều năm rồi. Nhưng năm nay là năm mà mực nước sông Lô dâng cao nhất. Nhà bà hiện bị ngập sâu gần 2m. Rất may, gia đình đã được chính quyền giúp đỡ và đã di chuyển khỏi khu vực ngập lụt.
Người dân thị trấn Hạ Hòa chủ động chống lũ.
Tính đến sáng 11/9, toàn thành phố đã tiến hành di dời gần 300 hộ dân với gần 2.500 khẩu. Trong đó, xã Sông Lô có 40 hộ, xã Phượng Lâu hơn 50 hộ, phường Dữu Lâu 120 hộ, xã Hùng Lô 4 hộ, phường Bến Gót 5 hộ, phường Tiên Cát 15 hộ, xã Thuỵ Vân 4 hộ, phường Bạch Hạc gần 50 hộ.
Bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân
Theo Báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Thọ, tính đến sáng nay, tại Phú Thọ bão số 3 đã làm 10 người chết và mất tích, trong đó huyện hạ Hòa có 2 người chết và mất tích; 8 người mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu; 5 người bị thương; 280 ngôi nhà bị hư hỏng do cây đổ, tốc mái.
Tính đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 7.000 hộ dân bị ngập và phải di dời (Hạ Hòa: 4311 hộ; Cẩm Khê: 490 hộ; Đoan Hùng: 1351 hộ; Thanh Sơn: 206 hộ; Thanh Ba: 178 hộ; Phù Ninh: 300 hộ…). Ngoài ra, mưa lũ còn làm hàng nghìn ha lúa, hoa màu, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; nhiều hệ thống kênh mương thủy lợi, giao thông, đê điều bị hư hỏng…
Cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Phú Thọ giúp người dân dọn dẹp đường xá.
Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang yêu cầu các đơn vị, địa phương kiên quyết sơ tán, di dời người dân khỏi vùng nguy hiểm, có phương án hỗ trợ nơi ăn chốn ở, ổn định đời sống cho nhân dân. Việc di dời tài sản và sơ tán dân là yêu cầu bắt buộc, cùng vận động, tuyên truyền, nếu ai không tự nguyện di dời phải cưỡng chế để bảo đảm an toàn tính mạng cho nhân dân; tiếp tục huy động sự vào cuộc, chung tay mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị đến từng khu dân cư và mỗi người dân.
Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Bùi Minh Châu yêu cầu các cấp, ngành, địa phương khẩn cấp, tập trung cứu người, tài sản của người dân, trong đó tập trung vào các khu vực trọng yếu. Chính quyền các địa phương tiếp tục triển khai lực lượng tại chỗ trong công tác ứng cứu, khắc phục hậu quả, lưu ý bảo đảm lương thực, nước uống cho người dân trong khu vực chịu ảnh hưởng thiên tai. Các địa phương phải thường xuyên cập nhật tình hình dự báo, cảnh báo thiên tai để thông tin, tuyên truyền người dân chủ động ứng phó, di dời.
Lực lượng công an, quân đội tiếp tục bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, đồng thời giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Không để ra tình trạng nhiễu loạn thông tin, thông tin không chính xác gây hoang mang trong nhân dân và dư luận xã hội.
Chỉ sau 01 ngày phát động, cán bộ, Đảng viên, Nhân dân, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm xã Vạn Thắng đã tham gia ủng hộ được 210 triệu đồng. Điều này một lần nữa chứng minh sức mạnh đoàn kết của Dân tộc Việt Nam nói chung, Nhân dân xã Vạn Thắng nói riêng. Toàn bộ số tiền này đã được xã Vạn Thắng chuyển đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Nông Cống vào chiều ngày 13/9 để sớm giúp đồng bào lũ lụt khắc phục hậu quả mưa lũ, ổn định cuộc sống.
Do nước lũ sông Hồng lên cao, dòng chảy xiết, sáng 10/9/2024, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thông báo hạn chế xe qua Cầu Chương Dương. Cụ thể, hướng từ Hoàn Kiếm đi Long Biên: cấm xe khách, xe hợp đồng, ôtô du lịch trên 9 chỗ; cấm ôtô tải trên 0,5 tấn; xe buýt được chạy bình thường. Hướng từ Long Biên đi Hoàn Kiếm: cấm xe khách, xe hợp đồng, xe du lịch trên 9 chỗ; cấm xe tải trên 0,5 tấn; xe buýt được qua cầu. Xe khách, xe hợp đồng, ôtô du lịch trên 9 chỗ và ôtô tải trên 0,5 tấn lưu thông theo các cầu: Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Thăng Long.