Nghị luận xã hội: Áp lực học tập
Nghị luận xã hội: Áp lực học tập
Hành trình trưởng thành của mỗi người phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ với vô vàn những thử thách mà ta gặp phải. Tuy nhiên, những khó khăn, áp lực đó như một phép thử để con người tôi luyện ý chí, bản lĩnh của mình. Bởi lẽ "Không có áp lực, không có kim cương”. Áp lực chính là những khó khăn, thử thách trong cuộc sống khiến con người cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Còn kim cương là loại trang sức quý báu có giá trị kinh tế rất cao. Cách nói này giúp chúng ta dễ hình dung ra hơn về khó khăn mình gặp phải trong đời. Khi có áp lực lớn mới tạo ra được kim cương; cũng giống như con người, chỉ khi có áp lực chúng ta mới buộc lòng mình cố gắng, vượt qua giới hạn của bản thân để đến với những thành công. Chặng đường trưởng thành của mỗi người không thể thiếu những chông gai, khó khăn, thử thách. Chính những điều đó sẽ giúp con người hoàn thiện mình hơn, học được nhiều giá trị tốt đẹp hơn. Không có áp lực, cuộc sống của con người sẽ trở nên nhàm chán, một màu, ta không thể khai thác được những sức mạnh tiềm tàng bên trong con người cũng như không có động lực để vươn lên trong cuộc sống. Những người thành công trong cuộc sống nếu biết được câu chuyện của họ ta sẽ thấy họ là những người kiên cường, can đảm, mạnh mẽ, những câu chuyện và những con người đó là tấm gương sáng để mỗi chúng ta học tập và noi theo. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có những người có lối sống tiêu cực, khi gặp khó khăn một chút đã vội vã buông xuôi, bỏ cuộc. Lại có những người sống không có mục tiêu, ước mơ, lí tưởng,… Những người này thật đáng chê trách và cần thay đổi bản thân nếu muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn. Những người trẻ chúng ta còn một hành trình nên người phía trước rất dài, sẽ còn gặp phải rất nhiều khó khăn, thử thách, áp lực. Mỗi người hãy biết vươn lên, vượt qua chúng để trưởng thành hơn, tạo ra những giá trị tốt đẹp để cống hiến nhiều hơn cho cuộc đời. Một lần được sống, hãy nỗ lực hoàn thiện mình, sống hết mình, cống hiến hết mình để sau này khi ngoảnh lại ta không có gì phải hối tiếc vì những điều mình đã trải qua.
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9 và Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Cuộc sống muôn hình vạn trạng ngoài kia luôn tồn tại nhiều khó khăn, thử thách mà ta không thể lường trước được. Mỗi chúng ta cần kiên cường để vượt qua những khó khăn đó, tạo lập cho bản thân những giá tốt đẹp để đi đến thành công, bởi lẽ: "Không có áp lực, không có kim cương”. “Áp lực” là những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, những điều không vui đè nặng lên chúng ta đối mặt. Còn “kim cương” là món đồ vật giá trị, quý báu mà ai cũng mơ ước có được, hình ảnh kim cương ở đây là biểu tượng cho những thành công, chiến thắng, những niềm vui, niềm hạnh phúc khi vượt qua mọi áp lực của cuộc sống. Ý kiến khuyên nhủ con người rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, nghịch cảnh thì hãy đặt cho mình một ý chí quyết tâm mạnh mẽ, vượt qua mọi áp lực, chiến thắng nghịch cảnh để dành lấy chiến thắng vẻ vang cho bản thân. Cuộc sống này không phải lúc nào cũng êm ái, phẳng lặng như ta muốn. Bất chợt một lúc nào đó bạn sẽ gặp phải những biến cố, khó khăn trở ngại, áp lực từ mọi phía, nhưng hãy bình tĩnh đối diện và lựa chọn cách giải quyết mọi việc sao cho phù hợp nhất có thể. Sau những khó khăn, thất bại và giải quyết những vấn đề bạn sẽ cảm thấy mình trưởng thành hơn, tích tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn, đủ tự tin để đánh bại tất cả, nắm chắc cơ hội thành công trong tương lai. Bên cạnh những người luôn biết chấp nhận đối đầu với khó khăn, thử thách để vươn lên thoát khỏi nghịch cảnh, vẫn còn một bộ phận không nhỏ hèn nhát chỉ biết né tránh, chấp nhận thất bại. Những người thiếu ý chí, thiếu can đảm và nghị lực ấy chắc chắn sẽ thất bại trên con đường phía trước, họ sẽ bị bỏ rơi trong xu hướng phát triển của thời đại. Áp lực khiến chúng ta nỗ lực phát triển nhưng cũng khiến chúng ta mệt mỏi, đuối sức. Vì vậy, hãy lập kế hoạch, hãy nhìn nhận xem bản thân cần và thực sự muốn gì. Hãy biến áp lực thành ước mơ để có động lực đạt tới những điều tốt đẹp nhất. Sự cố gắng hết mình của bạn ngày hôm nay sẽ nhận lại bằng thành quả xứng đáng ở tương lai.
Xem thêm: Mở bài chung cho tất cả các tác phẩm hay, chọn lọc nhất?
Văn nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống nói chung. Do đó phạm vi của dạng bài này rất rộng. Nó bao gồm những vấn đề tư tưởng, đạo lí cho đến lối sống, bên cạnh đó một đề văn nghị luận xã hội đôi khi đề cập tới những câu chuyện nổi bật trong cuộc sống hằng ngày.
Các dạng đề nghị luận xã hội thường gặp như sau:
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Ví dụ: Ô nhiễm môi trường, bạo lực gia đình, học đường...
+ Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong một nhận định (ý kiến, câu nói, châm ngôn, tục ngữ,…)
Ví dụ: uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây...
Nghị luận về một phẩm chất, tính cách, trạng thái tâm lí…
Ví dụ: lòng nhân hậu, sự lười biếng, lòng nhân ái, vị tha
"Cách làm bài văn nghị luận xã hội?"
Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
- Nêu vấn đề cần nghị luận ra ( trích dẫn)
- Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý)
* Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…).
Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:
+ Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
+ Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
+ Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.
* Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…)
Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?
* Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):
- Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.
- Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (…)
* Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động
- Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, …( Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?...)
- Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể
(Thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì? …)
- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)
- Lời nhắn gửi đến mọi người (…)
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Dẫn dắt vào đề (…) để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội ngày nay cần quan tâm.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập…
– Mô tả hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài (…). Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó (…).
Lưu ý: Khi miêu tả thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.
- Tình hình, thực trạng trên thế giới (…)
- Tình hình, thực trạng trong nước (…)
- Tình hình, thực trạng ở địa phương (…)
* Bước 2: Phân tích những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên.
- Ảnh hưởng, tác động - Hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó:
+ Ảnh hưởng, tác động - Hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội (…)
+ Hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người (…)
* Bước 3: Bình luận về hiện tượng ( tốt/ xấu, đúng /sai...)
- Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận.
- Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận (…).
- Hiện tượng từ góc nhìn của thời hiện đại, từ hiện tượng nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa thời đại
* Bước 4: Đề xuất những giải pháp:
Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.
- Những biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu tác động tốt):
+ Đối với địa phương, cơ quan chức năng:…
- Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn (…)
- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…)
Văn nghị luận xã hội là gì? Cách làm bài văn nghị luận xã hội tham khảo như trên.
Văn nghị luận xã hội là gì? Cách làm bài văn nghị luận xã hội? Đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn ra sao? (Hình từ Internet)