Bộ phim kể về thần đồng âm nhạc Arima Kousei. Sau khi mẹ ra đời, cậu quá đau lòng, gặp khủng hoảng, Arima không thể lắng nghe được tiếng đàn của chính mình nữa, tuy nhiên cậu vẫn nghe được những âm thanh khác trong cuộc sống cũng như tiếng đàn của người khác. Và cậu dừng chơi đàn trong 2 năm.
Bộ phim kể về thần đồng âm nhạc Arima Kousei. Sau khi mẹ ra đời, cậu quá đau lòng, gặp khủng hoảng, Arima không thể lắng nghe được tiếng đàn của chính mình nữa, tuy nhiên cậu vẫn nghe được những âm thanh khác trong cuộc sống cũng như tiếng đàn của người khác. Và cậu dừng chơi đàn trong 2 năm.
Dáng hình thanh âm là bộ phim anime nổi tiếng về đề tài bắt nạt học đường, người khuyết tật.
Mặc dù lấy nhân vật chính là người bị khiếm thính và bị bắt nạt học đường tuy nhiên điều khiến người xem ấn tượng nhất trong bộ phim này là cảm giác tội lỗi của kẻ đã từng đi bắt nạt người khác và sự khó khăn của việc thấu hiểu cảm xúc của nhau.
Trước kia Shoya Ishida là một đứa trẻ ngỗ ngược, kẻ bắt nạt cô bạn khiếm thính Shoko Nishimiya. Tới khi Shoko buộc phải chuyển trường vì những trò bắt nạt của bạn bè, Shoya Ishida lúc này trở thành đối tượng bị cô lập, xa lánh mới. Trong suốt 6 năm trời, Shoya đã nếm trải đủ thứ cảm xúc cay đắng, cũng từng nghĩ sẽ tìm đến cái chết, tuy nhiên sau đó cậu đã nung nấu phải gặp lại Shoko để bù đắp lại sai lầm trước kia.
Những người bạn trước kia cho rằng Shoya chỉ muốn thỏa mãn bản thân, ra vẻ người tốt khiến cậu khổ sở không hiểu được cảm xúc của mình, cũng không thể truyền đạt cảm xúc của mình để Shoko thấu hiểu. Cái khó nhất giữa các nhân vật là bày tỏ cũng như lắng nghe từ đối phương cảm xúc từ đáy lòng mình.
Trên đây là 5 bộ phim Anime tình cảm học đường xuất sắc nhất từ trước đến nay của Nhật Bản. Các bạn có thể vừa xem phim vừa học tiếng Nhật và cảm nhận những nỗi niềm của tác giả trong mỗi tác phẩm. Mình chắc chắn những bộ phim này sẽ không làm bạn thất vọng!
Bộ phim kể về Hotaru, cô bé không may đi lạc vào khu rừng thần bí nơi có những linh hồn cư ngụ. Hotaru đã gặp Gin, một chàng trai trẻ được thần rừng cứu linh hồn, anh đã giúp cô bé nhưng cô không được phép chạm vào anh nếu không anh ấy sẽ bị tan biến.
Mặc dù bộ phim không hề có những cảnh tỏ tình, thân mật, nắm tay,.. nhưng người xem vẫn cứ bị thu hút vào câu chuyện tình đáng yêu ấy. Những cuộc gặp gỡ vào mùa hè mỗi năm, Hotaru dần trưởng thành, tình yêu của họ cũng dần lớn lên, nhẹ nhàng nhưng lại vô cùng sâu lắng. Và chi tiết cảm động nhất phim chính là cái ôm cuối cùng trước khi Gin tan biến mãi mãi.
Những gì lộn xộn đều do quy định không thuyết phục mà ra. Ngày 30-11-1980 Bộ Giáo dục và Ủy ban KHXH ban hành văn bản "Một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục" trong đó có quy định những từ có vần /i/ thì viết nhất loạt i ngắn (trừ vài ngoại lệ - NĐD).
Trong thực tế, rất nhiều từ viết y dài khi /i/ đứng một mình làm âm tiết. Chúng ta viết khóc i ỉ nhưng lại viết y học, y đức, chuẩn y, y phục, viết ỉ eo nhưng lại viết ỷ lại, ỷ thế, ỷ sức, viết tiếng ầm ì nhưng lại viết sức ỳ , gọi nhau í ới nhưng viết ý kiến, ý định, ý nghĩa, ý tưởng, ý tại ngôn ngoại...
Phải chăng cách viết y dài (khi âm tiết i đứng một mình) đều là từ Hán - Việt? Hầu hết là như vậy. Điều này có nghĩa là quy định của Bộ Giáo dục chưa chú ý tới những quy luật khác trong chính tả tiếng Việt, trong đó có quy luật về nguồn gốc (từ nguyên) của từ.
Văn bản này còn quy định "Riêng trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i trừ uy...".
Rõ ràng rằng còn rất nhiều từ Hán - Việt khác (có nguyên âm i ở cuối) chúng ta vẫn viết y dài: quốc kỳ, học kỳ, kỳ thi, kỳ nghỉ, kỳ lạ, ly kỳ, kỳ diệu, kỳ quan, kỳ quái, kỳ tài, kỳ thị, kỳ vọng, kỷ cương, kỷ luật, kỷ yếu, kỷ lục, kỷ niệm, thế kỷ, kỹ năng, kỹ xảo, kỹ sư, kỹ thuật, kỹ nghệ, ký giả, ký hiệu, ký sự, thư ký, ký túc xá, đố kỵ, cách ly, ly biệt, ly hôn, ly khai, ly tán, địa lý, vật lý, nguyên lý, lý do, lý luận, lý sự, lý thú, lý trí, lý tưởng, lý lịch, mỹ nữ, mỹ phẩm, mỹ quan, mỹ thuật...
Lẽ ra văn bản của Bộ Giáo dục nên viết "...trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết i ngắn khi là từ thuần Việt; viết y dài khi là từ Hán - Việt". Nhưng quy định này vẫn còn sinh ra quá nhiều ngoại lệ:
Cũng là từ Hán - Việt vần i nhưng chúng ta viết i ngắn với sĩ khí, ngu si, si tình, si mê, sĩ diện, sĩ số, vi hành, vi hiến, vi sinh vật, vi trùng, vị nghệ thuật, vị nhân sinh, vị giác, vị trí, vị tha, vị thế, vĩ đại, vĩ độ, vĩ tuyến, vĩ nhân, tu mi nam tử, kẻ sĩ, sĩ quan, nghệ sĩ, bác sĩ, tướng sĩ, binh sĩ, tu sĩ, sĩ phu, sĩ tử ("Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ / Ậm ọe quan trường miệng hét loa" - thơ Tú Xương).
Vì sao vậy? Vì Bộ Giáo dục chưa chú ý tới quy tắc ngữ dụng tâm trí thẩm mỹ của người Việt về sự cân đối trong hình chữ.
Những con chữ s, v, m, n... cùng độ cao với i ngắn nên dù là từ Hán - Việt vẫn viết với i ngắn cho mặt chữ cân trên dưới. Đó còn là sự cân đối trái nghịch cao thấp giữa những con chữ phụ âm có độ nhô cao (l, k, h, t) và độ xuống sâu (g, p, q) của con chữ trong một từ, một từ ghép.
Ấy vậy nên sau những phụ âm l, k, h, t... người ta thường viết y dài cho cân mặt chữ dù quy định viết i ngắn: lý do, ký tên, hy vọng, công ty, tỵ nạn... Nhưng nếu mặt chữ là gh, ngh đã cân đối về độ cao thấp thì chỉ thấy i ngắn ở cuối: ghi công, yên nghỉ...
Đã là tên riêng, viết i hay y đều được. Tiếng Pháp hình như không có từ quyxxx, nên người ta viết Quinhon. Trong từ điển Robert 2, từ này được viết rời: Qui nhon. Tôi thường viết Quy Nhơn cho toàn từ có cân đối cao thấp.
Quy tắc ngữ dụng tâm trí thẩm mỹ về sự cân đối trong hình chữ của người Việt cũng áp dụng cho việc đặt dấu thanh tiếng Việt. Dấu thanh đặt ở chữ ngoài bìa cuối cùng trông rất mất cân đối. Điều này thấy rất rõ ở những từ có âm đệm /w/. Quy định của Bộ Giáo dục là bỏ dấu thanh điệu vào vị trí chữ cái thể hiện âm chính. Ví dụ: hoà, chích choè, quà, quờ, thuỷ điện, nguỵ biện... Những trường hợp này bị "xé rào" nhiều nhất.
Kìa tiếng chuông chùa bữa trước
Về việc đặt dấu thanh tiếng Việt, với những từ có nguyên âm đôi, không cần thêm quy tắc đặt dấu thanh nào nữa.
Chỉ cần đặt nó vào vị trí cân đối. Tức là không đặt dấu thanh vào chữ a đứng ngoài bìa cùng.
Cố giáo sư Phan Ngọc đã tóm tắt ba cặp nguyên âm đôi tiếng Việt cùng dấu thanh của chúng trong câu: kìa tiếng chuông chùa bữa trước. Vậy là xong.
Bộ phim 5 cm/s được lấy bối cảnh Nhật Bản những năm 90, từ lúc nhân vật chính mới 13 tuổi cho đến khi anh trưởng thành. Xuyên suốt bộ phim là câu chuyện tình buồn của Takaki Tono.
Câu chuyện được diễn ra theo hướng độc thoại nội tâm của cả 2 nhân vật, đan xen giữa hiện tại và quá khứ, sử dụng tiết tấu chậm khiến cho bộ phim để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí người xem, sự tiếc nuối nuối đến vô hạn.
Tình đầu vẫn thường dang dở, những cảm xúc vỡ vụn của tuổi trưởng thành đã được dàn đều trong bộ phim. Cuộc sống luôn biến đổi không ngừng, con người cũng luôn thay đổi, khoảng cách khiến cho sợi dây duyên phận dần trở nên mong manh dù cho người ta đã cố gắng níu lại.
Bộ phim khiến người xem hụt hẫng bởi thực tế phũ phàng, dù cho khung cảnh trong phim đẹp miên man của tháng 4, giữa lúc hoa anh đào rực rỡ nhất, đôi bạn trẻ vẫn bỏ lỡ nhau dù chỉ cách một đoàn tàu xe lửa.
Your Name là bộ phim hoàn hảo cả về nội dung lẫn bối cảnh khiến người xem thực sự mãn nhãn. Bộ phim có những khuôn hình đẹp tuyệt vời, thật từ những hạt mưa, tới cơn gió, cánh hoa bay giúp cho các cảnh phim ẩn chứa đầy cảm xúc.
Nội dung câu chuyện kể về Mitsuha - cô gái sống tại một vùng quê Nhật Bản và Taki - nam sinh sống ở thủ đô Tokyo bị hoán đổi thân xác cho nhau do sự kiện sao chổi xuất hiện. Hai con người xa lạ đã sống trong thân thể của nhau, tận hưởng của cuộc sống của nhau. Thật và giả lẫn lộn, sự bứt rứt nhớ nhung, chờ đợi một ai đó nhưng lại không thể biết đó là ai luôn ám ảnh hai người.
Đến một ngày khi cả hai không còn hoán đổi cho nhau, họ chẳng còn nhớ gì nữa, dù là cái tên của đối phương. Đến cuối cùng, duyên phận đã cho họ gặp lại nhau và dần dần nảy sinh tình cảm.