Tiêm Hpv Ở Nữ Là Gì

Tiêm Hpv Ở Nữ Là Gì

Tiêm HPV là giải pháp giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung, mụn cóc sinh dục và nhiều vấn đề sức khỏe do virus Human Papillomavirus (HPV) gây ra. Vậy tiêm phòng HPV có tác dụng gì? Nên tiêm HPV mấy mũi? Hãy cùng giải đáp qua bài viết của Diag.

Tiêm HPV là giải pháp giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung, mụn cóc sinh dục và nhiều vấn đề sức khỏe do virus Human Papillomavirus (HPV) gây ra. Vậy tiêm phòng HPV có tác dụng gì? Nên tiêm HPV mấy mũi? Hãy cùng giải đáp qua bài viết của Diag.

Tiêm HPV bao lâu có tác dụng?

Theo CDC, hơn 98% người tiêm phòng sản sinh kháng thể với các chủng HPV sau khoảng 1 tháng hoàn thành liệu trình tương ứng với từng loại vắc xin. Tùy loại, hiệu quả tiêm phòng có thể kéo dài khoảng 6 – 10 năm và không cần tiêm liều nhắc.

Giá tiêm phòng HPV dao động trong khoảng 848.000 – 3.059.000 đồng/mũi tùy mỗi loại. Ngoài ra, giá tiêm có thể thay đổi theo cơ sở tiêm chủng và các dịch vụ đi kèm. Bạn nên liên hệ với cơ sở tiêm phòng để biết giá chi tiết.

Có nên tiêm HPV cho nam không?

CÓ. Theo CDC, 91% nam giới sẽ bị nhiễm bệnh tại một số thời điểm nhất định nào đó trong đời nếu có hoạt động tình dục. Tiêm vắc xin cho nam giúp phòng bệnh do nhiễm virus HPV, ngăn ngừa các loại ung thư liên quan đến HPV, như ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư họng,… Việc tiêm phòng còn giúp nam giới giảm nguy cơ lây nhiễm cho đối tác.

Tiêm HPV là giải pháp phòng tránh nhiễm và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nguy hiểm do nhiễm virus HPV gây ra. Mỗi người, không phân biệt giới tính, nên tiêm phòng trong độ tuổi từ đủ 9 tuổi để đạt kết quả tốt nhất. Mỗi độ tuổi sẽ có liệu trình tiêm phòng khác nhau, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và có sự lựa chọn phù hợp.

Xem thêm: Tiêm HPV trong bao lâu?

Virus HPV là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh ung thư nguy hiểm. Vaccine HPV là giải pháp hữu hiệu phòng tránh sự xâm nhập của các chủng virus HPV. Vậy trước khi tiêm HPV cần làm gì? Bài viết của Diag sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Vaccine Gardasil 4 và Gardasil 9

Gardasil do tập đoàn dược và chế phẩm sinh học hàng đầu thế giới Merck Sharp & Dohme (MSD – MỸ) sản xuất. Loại này có hai phiên bản gồm Gardasil 4 và Gardasil 9. Trong đó, Gardasil 4 có khả năng kháng lại 4 chủng virus gồm 6, 11, 16 và 18. Gardasil 9 có thể kháng lại 9 loại HPV gồm 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58.

Đây là loại vắc xin HPV có thể được sử dụng cho cả nam giới và nữ giới nhằm phòng bệnh mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn,…Gardasil 4 được chỉ định cho người từ 9 – 25 tuổi, Gardasil 9 có thể tiêm cho người từ 9 – 45 tuổi.

Xem thêm: Nên tiêm HPV 4 chủng hay 9 chủng?

Không tiêm bất kỳ loại vaccine nào khác

Bạn không nên tiêm chủng một loại vắc xin khác trước khi tiêm HPV vì có thể gây xung đột kháng thể. Các loại vắc xin hoạt động bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch nhận diện và sản sinh kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh cụ thể. Nếu nhiều loại vắc xin được tiêm cùng lúc, đặc biệt nếu chúng nhắm đến các bệnh khác nhau, hệ miễn dịch có thể bị quá tải, dẫn đến phản ứng kém hiệu quả với một hoặc cả hai loại vắc xin.

Ngoài ra, việc tiêm nhiều loại vắc xin cùng lúc cũng có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các phản ứng sau tiêm. Các tác dụng phụ phổ biến như sưng tấy tại vị trí tiêm, mệt mỏi, choáng… có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn nhận được nhiều vắc xin trong thời gian ngắn. Bạn nên chờ một khoảng thời gian cụ thể sau khi tiêm một loại vắc xin khác trước khi tiêm vắc xin HPV. Điều này cho phép hệ thống miễn dịch phản ứng đúng cách và thiết lập miễn dịch cho từng loại vắc xin.

Xem thêm: Quan hệ rồi có tiêm HPV được không?

Làm thế nào để tăng hiệu quả tiêm phòng?

HPV là từ viết tắt của Human Papillomavirus, là loại virus gây u nhú ở người. Virus HPV là nguyên nhân chính dẫn đến mụn cóc sinh dục (sùi mào gà) hay các bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng…

HPV có khả năng lây lan nhanh ở cả nam và nữ. Tại Việt Nam, tỉ lệ nhiễm HPV vào khoảng 8 – 11% tùy vùng miền. Đặc biệt, ít nhất 50% phụ nữ đã từng nhiễm HPV một lần trong đời. Tiêm phòng là giải pháp được ưu tiên hàng đầu. Để nâng cao tác dụng của vắc xin HPV và đảm bảo mức độ bảo vệ tốt nhất, bạn cần lưu ý những điểm sau

Xem thêm: Tiêm HPV trong bao lâu?

Trước khi tiêm HPV có cần khám phụ khoa không?

Bạn không cần khám phụ khoa trước khi tiêm phòng vaccine. Tuy nhiên, phụ nữ được khuyến khích nên thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe, sớm phát hiện bệnh, và điều trị kịp thời nếu có.

Xem thêm: Tiêm HPV trễ có sao không?

Tiêm phòng HPV rất quan trọng, giúp cơ thể tránh nguy cơ virus xâm nhập và gây ra các bệnh nguy hiểm. Bạn cần đảm bảo các điều kiện tiêm phòng  và và nắm vững các lưu ý trước khi tiêm HPV cần làm gì để đạt hiệu quả cao nhất.

Xem thêm: Sinh con rồi có tiêm phòng HPV được không?

Trước khi tiêm HPV có được ăn không?

CÓ. Bạn có thể ăn trước khi tiêm phòng HPV để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Bạn cũng không cần tránh các loại thực phẩm đặc biệt như đồ cay, đồ chua… trước và sau khi tiêm. Bạn nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa caffeine vì có thể làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp.

Tiêm ngừa HPV có bị sùi mào gà không?

Sau tiêm phòng HPV, bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà. Vắc xin HPV có thể tăng khả năng phòng tránh lây nhiễm HPV đến 90% nhưng không hoàn toàn loại bỏ nguy cơ nhiễm. Ngoài ra, vắc xin HPV chỉ giúp phòng một số chủng nhất định, bạn vẫn có nguy cơ bị bệnh sùi mào gà hay các bệnh lý như mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, do các chủng khác gây ra.

Để phòng bệnh tốt nhất, bên cạnh việc tiêm phòng HPV, bạn nên kết hợp với các biện pháp phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Một số giải pháp điển hình như quan hệ tình dục an toàn, tránh sử dụng chung các vật dụng cá nhân, bơm kim tiêm, xây dựng lối sống lành mạnh, luôn theo dõi sức khỏe, xét nghiệm định kỳ để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Trước khi tiêm HPV cần làm gì và kiêng gì?

Tiêm vắc xin là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa các bệnh liên quan đến virus HPV, bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư hầu họng, sùi mào gà, ung thư dương vật… Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình tiêm chủng diễn ra an toàn và đạt hiệu quả tối ưu, người tiêm cần lưu ý một số điều quan trọng trước khi tiêm vắc xin.

Lưu ý trước khi tiêm HPV bạn nên tránh quan hệ tình dục không an toàn. Quan hệ tình dục là con đường phổ biến dẫn đến lây nhiễm HPV và các bệnh lý lây qua đường tình dục (STDs) khác như viêm gan B, sùi mào gà, HIV… Khi quan hệ tình dục không có biện pháp bảo hộ, bạn có nguy cơ phơi nhiễm với virus.

Dù người chưa hay đã quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm vaccine HPV nhưng vaccine sẽ đạt hiệu quả hơn với người chưa quan hệ. Người từng quan hệ tình dục có thể đã phơi nhiễm với virus HPV, từng mắc một hay một số chủng virus HPV nên vaccine không còn hiệu quả với các chủng này.

Theo chỉ định vào ngày 09/05/2024 của Bộ Y tế, mở rộng độ tuổi của đối tượng tiêm phòng vaccine HPV thành 9 – 45 tuổi ở cả nữ và nam. Theo đó, trẻ em chỉ được tiêm phòng từ đủ 9 tuổi.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến khích nên tiêm vaccine trong độ tuổi từ 9 – 14 tuổi. Đây là giai đoạn cơ thể phản ứng tốt với vaccine và chưa phơi nhiễm với virus nên hiệu quả phòng bệnh cao hơn. Từ sau 45 tuổi, nếu muốn tiêm phòng, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn giải pháp phù hợp.

Xem thêm: Tiêm HPV bao nhiêu tuổi?

Xem thêm: Tiêm HPV bao lâu thì được quan hệ?

Vaccine HPV không được khuyến khích cho phụ nữ đang mang thai. Nếu bạn có dự định mang thai, hãy sắp xếp để hoàn thành tất cả các mũi tiêm trước ít nhất 1 tháng. Nếu trong quá trình tiêm chủng, bạn phát hiện ra mình đang mang thai, hãy ngừng liệu trình tiêm chủng và báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn và theo dõi tình trạng sức khỏe.

Hiện nay, vẫn chưa có công bố nào về việc vaccine HPV gây các tác dụng phụ bất lợi cho phụ nữ mang thai hay sự phát triển của thai nhi khi tiêm HPV. Mặc dù vậy, việc tiêm phòng vẫn không nên thực hiện khi mang thai để tránh những hệ lụy không mong muốn.

Xem thêm: Sau khi tiêm HPV bao lâu thì được mang thai?

Trước khi tiêm vắc xin, bạn không nên để bụng đói. Tiêm ngừa khi đói dễ dẫn đến tình trạng đường trong máu giảm, mệt mỏi, choáng váng, và ngất sau khi tiêm. Theo đó, bạn nên ăn no (không nên quá no) trước khi tiêm để hạn chế các vấn đề trên.

Ngủ đủ giấc, vận động nhẹ nhàng trước khi tiêm cũng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và đạt trạng thái tốt hơn cho việc tiêm phòng.

Người tiêm phòng cần đạt điều kiện tiêm HPV về sức khỏe và bệnh lý. Vaccine HPV hoạt động dựa trên nguyên lý tạo ra kháng thể để chống lại virus. Do đó, trước khi tiêm phòng, bạn cần đảm bảo sức khỏe bình thường, không bị sốt, hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vaccine.

Nếu bạn đang trong tình trạng sốt có thể gây sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng. Ngay sau khi tiêm mũi 1, nếu tình trạng trạng này xảy ra, bạn nên báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ và không tiêm tiếp các mũi sau.

Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị các bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp, suy gan, suy thận… hay thuốc ức chế miễn dịch có thể làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch. Tốt nhất, bạn nên cung cấp cho bác sĩ thông tin về tiền sử bệnh tật, các loại thuốc đang sử dụng, và các phản ứng dị ứng trước đây.

Xem thêm: Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không?