Tổ Khuyến Nông Cộng Đồng Là Gì

Tổ Khuyến Nông Cộng Đồng Là Gì

Bởi xét cho cùng, lực lượng khuyến nông cộng đồng có nhiệm vụ khá nặng nề trong bối cảnh tỉnh ta đang thúc đẩy mạnh mẽ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Bởi xét cho cùng, lực lượng khuyến nông cộng đồng có nhiệm vụ khá nặng nề trong bối cảnh tỉnh ta đang thúc đẩy mạnh mẽ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Hỗ trợ hoạt động của các tổ khuyến nông cộng đồng

Đây là chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan tiếp tục hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện hiệu quả chỉ tiêu số 13.5 “Có tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả” theo hướng dẫn tại Quyết định số 1680/QĐBNN-VPĐP ngày 11/5/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan; đồng thời, rà soát, bổ sung nội dung, hướng dẫn đánh giá phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu xây dựng kế hoạch bố trí các nguồn vốn được giao từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh để hỗ trợ hoạt động cho các Tổ khuyến nông cộng đồng theo đúng quy định.

Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quan tâm, chỉ đạo ưu tiên bố trí ngân sách địa phương hằng năm theo phân cấp, trên cơ sở đề xuất của Tổ khuyến nông cộng đồng để hỗ trợ hoạt động theo quy định.

Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đơn vị có liên quan tiến hành thành lập mới các Tổ khuyến nông cộng đồng; củng cố và kiện toàn nhân sự của các Tổ khuyến nông cộng đồng đã thành lập; tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông cộng đồng v.v..

Qua 2 năm triển khai thực hiện, toàn quốc đã có 57 tỉnh, thành phố lập được 5.167 tổ khuyến nông cộng đồng với trên 47.000 thành viên tham gia; trong đó, có 26 tổ khuyến nông cộng đồng với 156 thành viên tham gia Đề án thí điểm tổ khuyến nông cộng đồng và ngoài đề án có 5.141 tổ khuyến nông cộng đồng với trên 47.000 thành viên. Thành viên tham gia tổ khuyến nông cộng đồng chủ yếu là lãnh đạo xã, cán bộ công chức xã, đại diện các hội, đoàn thể ở địa phương (hội nông dân, phụ nữ, hợp tác xã, doanh nghiệp...). Ngoài nhiệm vụ chính, các tổ khuyến nông cộng đồng còn hỗ trợ thành lập tổ hợp tác, tham gia chuỗi liên kết, tư vấn chính sách, kết nối thị trường... Đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Đề án, ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia khẳng định thành lập tổ khuyến nông cộng đồng mang tính tất yếu. Tổ khuyến nông cộng đồng là định hướng phát triển đúng đắn để kết nối hệ thống khuyến nông với cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp nhằm hỗ trợ người nông dân tốt hơn trong việc tổ chức lại sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các giải pháp hữu ích vào sản xuất, giúp cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Theo ông Hoàng Văn Hồng, tổ khuyến nông cộng đồng đã góp phần khẳng định vai trò, nhiệm vụ của hệ thống khuyến nông, khuyến nông cộng đồng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, tri thức hóa nông dân, đặc biệt là ở các vùng nguyên liệu, nông dân đã được tổ chức lại sản xuất theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, được tham gia liên kết sản xuất theo hợp đồng với các doanh nghiệp để sản xuất theo quy trình, tiêu chuẩn, chất lượng theo yêu cầu thị trường...

Đề án thí điểm "Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông công động" được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập vào năm 2022. Trong giai đoạn 2022 - 2024, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã phối hợp với các địa phương, đơn vị tích cực triển khai thực hiện tại 13 tỉnh, thành của 5 vùng nguyên liệu chủ lực: vùng cây ăn quả miền núi phía Bắc, vùng gỗ rừng trồng chứng chỉ bền vững duyên hải miền Trung, vùng cà phê Tây Nguyên, vùng trồng lúa tứ giác Long Xuyên, vùng cây ăn quả Đồng Tháp Mười. Đồng bằng sông Cửu Long hiện có trên 1.000 tổ khuyến nông cộng đồng. Các tổ khuyến nông cộng đồng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai các hoạt động khuyến nông cộng đồng phục vụ Đề án "Phát triển 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" (Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao) như: chuyển giao quy trình, kỹ thuật, công nghệ canh tác lúa giảm phát thải; hướng dẫn nông dân tổ chức lại sản xuất theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã. Nhiều tổ khuyến nông cộng đồng đã kết nối được với các doanh nghiệp, xây dựng phát triển các hợp tác xã sản xuất, đặc biệt là hướng tới xây dựng vùng nguyên liệu bền vững. Cần Thơ là một trong 12 tỉnh, thành tham gia thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao. Thành phố hiện có 12 tổ khuyến nông cộng đồng tại huyện Phong Điền và quận Thốt Nốt; một số địa phương còn lại đang hoàn thiện hồ sơ để thành lập thêm 20 tổ khuyến nông cộng đồng.  Theo ông Mai Nam, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ), quan điểm của thành phố là không thành lập tổ khuyến nông cộng đồng đại trà mà tập trung thành lập ở những địa phương có vùng nguyên liệu sản xuất tập trung, các xã tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, các xã chuẩn bị đạt điều kiện nông thôn mới kiểu mẫu. Bước đầu, tổ khuyến nông cộng đồng tham gia tích cực hỗ trợ Hợp tác xã Tiến Thuận (xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh) triển khai vùng nguyên liệu thí điểm cho Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao thông qua các hoạt động như: chuyển giao kỹ thuât, kết nối cung cấp lúa giống, vật tư, dịch vụ. Hiện tổ khuyến nông cộng đồng ở xã Thạnh An  tiếp tục theo dõi tình hình sinh trưởng của cây lúa, hỗ trợ nông dân xử lý các gói kỹ thuật khi có vấn đề... Sau 2 năm thí điểm, Đề án khuyến nông cộng đồng đã có những tín hiệu tích cực, nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cấp, các ngành và sự vào cuộc tham gia rất tích cực của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương cũng như các doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân... Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương, số lượng tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả chưa cai, chủ yểu còn mang tính phong trào, hình thức. Đa số các tổ khuyến nông cộng đồng gặp khó khăn, thách thức như: thiếu điều kiện cơ sở vật chất; năng lực cán bộ khuyến nông cộng đồng còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; nguồn lực hoạt động hầu như không có; chưa có chính sách, chế độ đãi ngộ đối với các tổ khuyến nông cộng đồng... Vì vậy, bà Võ Thị Anh Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm khuyến nông và dịch vụ nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đề nghị Trung ương ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động và có tư cách pháp nhân để thực hiện dịch vụ khuyến nông; ban hành văn bản hướng dẫn địa phương sử dụng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chi cho hoạt động của tổ khuyến nông cộng đồng.

Nâng cao năng lực cho thành viên tổ khuyến nông cộng đồng

Mặc dù vậy, trong quá trình thành lập và hoạt động của tổ khuyến nông cộng đồng cũng còn nhiều khó khăn cần khắc phục. Trong đó, tổ chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ cho hoạt động của tổ khuyến nông cộng đồng; chưa xây dựng được quy trình công việc, kỹ năng tư vấn quảng bá; nguồn kinh phí hoạt động chưa được hỗ trợ nên hầu hết là làm việc tự nguyện và lồng ghép.

Nhằm phát huy tốt vài trò hệ thống khuyến nông cơ sở, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đề nghị các địa phương thời gian tới cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả, tác động của khuyến nông cộng đồng, bao gồm các tiêu chí về phạm vi hoạt động, tác động đến sản xuất nông nghiệp; ảnh hưởng của tổ khuyến nông cộng đồng đến kiện toàn hệ thống khuyến nông cơ sở và công tác khuyến nông.

Đồng thời, các địa phương đánh giá việc thành thành lập và hoạt động của tổ khuyến nông cộng đồng để xây dựng quy chế mẫu nhân rộng trong giai đoạn tới; tiếp tục hướng dẫn các tổ khuyến nông cộng đồng đã thành lập thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ; hướng dẫn nhân rộng mô hình, xây dựng các chương trình đào tạo, thu hút nguồn lực địa phương hỗ trợ hoạt động khuyến nông cộng đồng.

Ngoài ra, các địa phương cần có cơ chế chính sách cụ thể cho tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông cộng đồng như kiến thức về hợp tác xã, thị trường và liên kết sản xuất, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, truy xuất nguồn gốc; hướng dẫn bán hàng, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên các sàn thương mại điện tử để các thành viên trong tổ có thể đảm nhiệm tốt các chức năng, nhiệm vụ.