Mỗi người lao động đều cần có chuyên môn nghiệp vụ để đủ năng lực, đủ khả năng hoàn thành tốt công việc của mình. Lúc đó việc có thể đạt được năng suất lao động tốt như ý muốn, có được hiệu quả cao trong công việc mới trở nên đơn giản và dễ dàng như yêu cầu. Đối với từng lĩnh vực, từng ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ có những yêu cầu bắt buộc riêng, cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ và toàn diện. Vậy còn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên thì như thế nào? có gì khác với những lĩnh vực khác và yêu cầu những gì?
Mỗi người lao động đều cần có chuyên môn nghiệp vụ để đủ năng lực, đủ khả năng hoàn thành tốt công việc của mình. Lúc đó việc có thể đạt được năng suất lao động tốt như ý muốn, có được hiệu quả cao trong công việc mới trở nên đơn giản và dễ dàng như yêu cầu. Đối với từng lĩnh vực, từng ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ có những yêu cầu bắt buộc riêng, cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ và toàn diện. Vậy còn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên thì như thế nào? có gì khác với những lĩnh vực khác và yêu cầu những gì?
Từ khái niệm về chuyên môn và nghiệp vụ thì bản chất của chuyên môn nghiệp vụ chính là toàn bộ khái niệm, tới quy trình, công cụ, hay phương tiện, kỹ thuật của một vị trí nhất định được sử dụng nhằm hoàn thành các yêu cầu cụ thể, của từng công việc. Những hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ của từng người sẽ thể hiện thông qua số năm kinh nghiệm làm việc. Nó được đánh giá với 5 mức độ cụ thể là:
Chuyên môn chính là lĩnh vực kiến thức hoàn toàn riêng biệt của một ngành khoa học , hay kỹ thuật cụ thể bất kỳ nào đó. Bên cạnh khái niệm về chuyên môn là định nghĩ về công việc chuyên môn và trình độ chuyên môn của từng người lao động khi hoạt động trong lĩnh vực mà mình theo đuổi.
Công việc chuyên môn chính là công việc mà ở đó yêu cầu người lao động cần có đầy đủ kỹ năng đảm bảo làm việc tốt được công việc đặc thù, một cách chuyên nghiệp nhất khi đã được đào tạo bài bản, cho công việc nhất định nào đó. Những công việc chuyên môn đòi hỏi cần được hoàn thành bởi những lao động lành nghề, được đào tạo với chuyên môn tốt. Lúc đó việc có thể đảm bảo duy trì công việc tốt trở nên đơn giản và dễ dàng như yêu cầu.
Trình độ chuyên môn của người lao động chính là năng lực của từng người qua kiến thức, thái độ, hay kỹ năng được vận dụng trong công việc đảm bảo hiệu quả và sự nhất quán cần thiết. Trình độ chuyên môn thông thường được tính là trình độ đào tạo cao nhất mà mỗi người đạt được.
Bản chất của nghiệp vụ chính là những kỹ năng, hay phương pháp cụ thể mà người lao động dùng để hoàn thành công việc chuyên môn, đã được đào tạo để nhiệm vụ khi được giao có được hiệu quả cao, trong thời gian nhanh chóng như yêu cầu.
Mỗi người lao động sẽ thể hiện trình độ chuyên môn, hay kỹ năng của bản thân thông qua nghiệp vụ. Nghiệp vụ đòi hỏi mỗi người phải có sự tuân thủ tuyệt đối, thực hiện theo đúng quy trình và quy định đã để ra mới đem tới công việc hiệu quả và thuận lợi. Đối với người sử dụng nguồn lao động thì nghiệp vụ chính là thước đó từ đó việc đánh giá năng lực của người lao động mà mình đang có được thực hiện tốt.
Chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên chính là hệ thống các yêu cầu liên quan tới năng lực nghề nghiệp mà mỗi giáo viên cần. Từ năng lực yêu cầu việc có thể đáp ứng tốt mục tiêu giáo dục, tương ứng với từng bậc trình độ đào tạo được thực hiện tốt như đòi hỏi thực tế trong giáo dục đào tạo.
Ngày 10/5/2024, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 05/2024/TT-BLĐTBXH quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
- Trình độ đào tạo của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.
- Chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp được quy định như sau:
+ Bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề trở lên;
+ Chứng nhận nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1; Chứng nhận bậc thợ 3/7 hoặc 2/6 trở lên;
+ Giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc hạng cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2 đối với giáo viên dạy thực hành lái xe. Giáo viên dạy các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian 03 năm trở lên kể từ ngày được cấp; giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp. Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo quy định;
+ Các chứng chỉ kỹ năng nghề đề dạy thực hành được quy định tại khoản 2 Điều 5 và khoản 2 Điều 10 của Thông tư này;
+ Văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, danh hiệu khác theo quy định của pháp luật.
Tiêu chí 2 về Trình độ nghiệp vụ sư phạm
Có một trong các văn bằng, chứng chỉ về trình độ nghiệp vụ sư phạm sau:
- Bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên; Bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật.
- Chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ sơ cấp nghề; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp; Chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm bậc 1 trở lên.
- Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề.
Tiêu chí 3 về Năng lực sử dụng ngoại ngữ
Có năng lực sử dụng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của giáo viên giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ sơ cấp.
Tiêu chí 4 về Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin
Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của giáo viên giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ sơ cấp.
Tiêu chí 5 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao
- Tham gia thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn hằng năm theo quy định.
- Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ mới, chuyển đổi số, phương pháp giảng dạy trong năm học.
(Chương IV Thông tư 05/2024/TT-BLĐTBXH)
Tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 5 Thông tư 03/2017/TT-BTP thì tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ và trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Chấp hành viên cao cấp như sau:
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
- Nắm vững và am hiểu sâu sắc đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội;
- Nắm vững và am hiểu các kiến thức về quản lý hành chính nhà nước, am hiểu sâu các nội dung pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; áp dụng thành thạo các nguyên tắc, chế độ, thủ tục về nghiệp vụ thi hành án dân sự;
- Nắm vững tình hình và xu thế phát triển của lĩnh vực thi hành án dân sự trong nước và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;
- Có năng lực đề xuất, tham mưu hoạch định chính sách, chủ trì xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, đề án, chương trình gắn với chuyên môn nghiệp vụ của lĩnh vực thi hành án dân sự để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; có khả năng phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan trong việc tổ chức thi hành án;
- Có khả năng giáo dục, thuyết phục đương sự thi hành bản án, quyết định của toà án;
- Thành thạo và làm chủ các kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, bảo vệ và tổ chức thực hiện để xây dựng và triển khai các dự án, đề án, chương trình, kế hoạch công tác, tài liệu giảng dạy liên quan đến công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
- Có năng lực nghiên cứu khoa học, tổng kết chuyên đề diện rộng thuộc lĩnh vực được giao, đề xuất những vấn đề chiến lược về công tác thi hành án dân sự, công tác thi hành án hành chính; có khả năng phân tích, khái quát, tổng hợp trong nhiều lĩnh vực liên quan đến công tác thi hành án;
- Đối với công chức dự thi nâng ngạch Chấp hành viên cao cấp thì phải là người đã chủ trì xây dựng hoặc tham gia xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành được ít nhất 02 (hai) văn bản quy phạm pháp luật hoặc đã chủ trì nghiên cứu, xây dựng hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành, địa phương được nghiệm thu đạt yêu cầu hoặc chủ trì xây dựng, tham gia xây dựng ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, chương trình chuyên ngành hoặc đã chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện đạt hiệu quả ít nhất 02 đề tài, đề án, sáng kiến trong phạm vi Tổng cục Thi hành án dân sự hoặc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự;
- Công chức dự thi nâng ngạch Chấp hành viên cao cấp phải có thời gian giữ ngạch Chấp hành viên trung cấp từ 05 năm (60 tháng) trở lên.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
- Có trình độ Cử nhân Luật trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch Chấp hành viên cao cấp theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp;
- Có trình độ Cao cấp lý luận chính trị;
- Có chứng chỉ Ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
- Có chứng chỉ Tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Trên đây là tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ và trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Chấp hành viên cao cấp.
Chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp nghề mới nhất (Hình từ internet)
Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau: