Dù có bề dày hoạt động và được hậu thuẫn từ IDP Education, tuy nhiên Trung tâm Anh ngữ ACET đã quyết định ngừng hoạt động sau 20 năm tại Việt Nam.
Dù có bề dày hoạt động và được hậu thuẫn từ IDP Education, tuy nhiên Trung tâm Anh ngữ ACET đã quyết định ngừng hoạt động sau 20 năm tại Việt Nam.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Quốc hội Gruzia hôm 12/6 đã nhất trí thông qua các nghị định chính thức rút nước này khỏi Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) – tổ chức của các quốc gia độc lập thời hậu Xô Viết.
Gruzia đã thông báo cho Ủy ban chấp hành CIS về nguyện vọng muốn rút khỏi tổ chức do Nga đứng đầu này vào hôm 18/8/2008 – vài ngày sau cuộc chiến 5 ngày giữa Nga và Gruzia vì vấn đề vùng li khai Nam Ossetia.Phát ngôn viên quốc hội David Bakradze phát biểu sau phiên họp quốc hội đầu tiên trong hai tháng trong bối cảnh cuộc biểu tình chưa có hồi kết của những người phản đối đương kim Tổng thống Saakashvili: “Gruzia đã chính thức rút khỏi tổ chức này. Do đó, hôm nay, chúng tôi tiến hành hoàn thành những thủ tục pháp lý cần thiết.”Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhận xét trong cuộc họp các Ngoại trưởng CIS tổ chức tại Kyrgyzstan tháng 10 năm ngoái, rằng việc Gruzia “ra đi” không ảnh hưởng gì đến tổ chức này.”Ông nói: “Việc Gruzia tham gia vào CIS trong những năm qua nhằm mục đích làm “xói mòn” nhiều hơn là xây dựng. Do vậy, tôi không hề thấy sự “ra đi” này có một chút hậu quả nào với tổ chức của chúng tôi.”Hiện, Cộng đồng các quốc gia độc lập bao gồm Nga, Gruzia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Azerbaijan, Armenia, Moldova, Tajikistan và Uzbekistan. Ukraine là một trong các quốc gia sáng lập nhưng về mặt kĩ thuật chưa phải là thành viên chính thức. Turkmenistan hiện giữ vai trò cộng tác.Cộng đồng các Quốc gia Độc lập CIS là các quốc gia thành viên cũ của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết đã lần lượt tách ra để trở thành các nước độc lập sau khi toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa châu Âu sụp đổ vào năm 1990. Một số tài liệu thường dùng cách viết tắt SNG theo tiếng Nga. VIT
Hãng điện tử JVC của Nhật đã xác nhận việc sẽ chính thức rút lui khỏi thị trường TV vào cuối năm nay, 2011.
JVC sẽ không còn tham gia vào thị trường TV nữa kể từ cuối năm nay. Ảnh: LCD TV Review.
JVC (hay Victor) là hãng điện tử bắt đầu tham gia vào thị trường TV kể từ năm 1953 và hầu hết các sản phẩm của họ đều được lắp ráp ở các nhà máy đặt tại Thái Lan. Trong những năm đầu 2000, tình hình kinh doanh TV của JVC đã bắt đầu rời vào tình cảnh thua lỗ và đến năm 2008, hãng này đã phải sáp nhập với Kenwood để có được thị phần TV tại các thị trường Mỹ và châu Âu.Tuy nhiên, dưới sự cạnh tranh quyết liệt từ nhiều hãng trên thị trường hiện nay, JVC muốn kết thúc việc sản xuất TV tại các nhà máy đặt tại Thái Lan và chuyển hướng tập trung vào các mảng sản phẩm khác như, âm thanh dành cho xe hơi, camera giám sát hay màn hình quảng cáo.
Theo Neikei, hãng điện tử của Nhật đã bắt đầu bán bản quyền thương hiệu và các công nghệ sáng chế TV của mình cho các nhà sản xuất khác trên thế giới. Và đến cuối năm nay, theo xác nhận của JVC, hãng sẽ chính thức rút lui khỏi thị trường TV.
Lực lượng chống chính phủ ở Syria tại thị trấn Suran nằm giữa Aleppo và Hama hôm 3/12 (Ảnh: AFP).
Reuters dẫn nguồn thạo tin ngày 10/12 cho hay, Bộ Chỉ huy lực lượng nổi dậy ở Syria đã ra lệnh cho các nhóm vũ trang của họ rút khỏi các thành phố ở Syria. Những lực lượng này sẽ được thay thế bằng các đơn vị cảnh sát và lực lượng an ninh nội bộ có liên quan tới nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS).
Quyết định trên được đưa ra chỉ hai ngày sau khi phe nổi dậy gồm HTS và các đồng minh giành quyền kiểm soát thủ đô Damascus và một loạt thành phố lớn của Syria sau chiến dịch tấn công chưa đầy hai tuần.
Sau khi kiểm soát thủ đô Damascus, lực lượng đối lập chưa vội tiếp quản các cơ quan chính phủ, mà tiếp tục để Thủ tướng Syria Mohammed al-Jalali điều hành cho tới khi chính thức được bàn giao. Thủ tướng Jalali hôm 9/12 đã gặp gỡ thủ lĩnh HTS Abu Mohammed al-Jolani và khẳng định cam kết chuyển giao quyền lực.
Điều này cho thấy HTS đã có một chiến lược bài bản để tiếp quản quyền lực một cách trật tự.
Trả lời phỏng vấn Sky News hôm qua, thủ lĩnh HTS cũng trấn an dư luận, đặc biệt với cộng đồng quốc tế. Ông cam kết sẽ tái thiết Syria.
"Không cần thiết phải sợ hãi. Đất nước đang hướng tới phát triển, tái thiết và ổn định. Người dân đã kiệt sức vì chiến tranh. Vì vậy, đất nước chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến khác và sẽ không tham gia vào một cuộc chiến nào khác", ông nói.
Trong một diễn biến khác, lực lượng nổi dậy hôm qua đã chọn ông Mohammed al-Bashir, 41 tuổi, làm thủ tướng lâm thời lãnh đạo chính phủ chuyển tiếp ở Syria cho tới tháng 3/2025.
Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jon Finer cho biết, Washington vẫn đang cân nhắc chính sách với lực lượng nổi dậy ở Syria và hiện chưa có sự thay đổi chính thức nào.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối cho biết liệu Washington có thay đổi chính sách coi HTS là một "tổ chức khủng bố nước ngoài" hay không.
Trong khi đó, Israel lo ngại lực lượng đối lập lên nắm quyền ở Syria có thể kéo theo mối đe dọa mới với Israel.
Israel tiến hành các cuộc không kích nhắm vào mục tiêu quân sự trên khắp Syria và lần đầu tiên trong vòng 50 năm qua triển khai bộ binh vượt ra ngoài khu phi quân sự giữa Israel và Syria.
Quân đội Israel cho hay họ đã thực hiện khoảng 480 cuộc tấn công trên khắp Syria trong hai ngày qua, đánh vào hầu hết các kho vũ khí chiến lược của nước này. Ngoại trưởng Gideon Sa'ar cho hay, Israel đang ném bom các cơ sở quân sự của Syria chứa kho vũ khí hóa học và tên lửa tầm xa để ngăn chúng "rơi vào tay thành phần cực đoan".
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Israel Katz nói hải quân nước này đã phá hủy hạm đội Syria chỉ trong một đêm.
Cách đây không lâu, thông tin về việc tập đoàn GM rút khỏi thị trường Thái Lan và bán nhà máy sản xuất xe Chevrolet cho công ty Trung Quốc đã gây xôn xao trên các mặt báo tại cả xứ sở Chùa vàng. Không chỉ riêng ở Thái Lan mà thông tin này cũng thu hút sự chú ý của cả người Việt Nam. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi về tương lai của 2 dòng xe Chevrolet Trailblazer và Colorado vốn được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan về Việt Nam.
Nhiều người đặt câu hỏi về số phận của cặp đôi xe Chevrolet đang bán tại Việt Nam
Để trấn an người tiêu dùng trong nước, hôm nay, VinFast - nhà nhập khẩu và phân phối xe Chevrolet tại Việt Nam - đã chính thức lên tiếng phản hồi. Bà Nguyễn Thị Vân Anh - Phó Tổng giám đốc thường trực của công ty VinFast - cho biết:
"Việc GM đóng cửa nhà máy và ngừng hoạt động kinh doanh tại Thái Lan nằm trong chiến lược tái cơ cấu sản xuất, kinh doanh của GM toàn cầu. Là đối tác phân phối xe Chevrolet của GM tại Việt Nam, VinFast tôn trọng và không có bình luận gì về chiến lược kinh doanh đang được GM triển khai.
VinFast khẳng định việc tái cơ cấu hoạt động của GM không ảnh hưởng đến việc kinh doanh xe Chevrolet tại Việt Nam, bởi đối tác cung cấp xe Chevrolet cho VinFast là GM toàn cầu. Sự hợp tác này không bị ảnh hưởng bởi kế hoạch kinh doanh của GM tại các quốc gia khác.
VinFast vẫn tiếp tục phân phối hai dòng xe Trailblazer và Colorado trong thời gian tới, đồng thời tiếp tục cung cấp các dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phụ tùng cho các dòng xe Chevrolet tại Việt Nam với chất lượng đảm bảo đúng như cam kết của VinFast với khách hàng".
Như vậy, hai dòng xe Chevrolet Colorado và Trailblazer sẽ tiếp tục được phân phối chính hãng tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện chưa rõ hai mẫu xe này sẽ được lắp ráp trong nước hay nhập khẩu từ thị trường khác ngoài Thái Lan về Việt Nam.
Chevrolet Trailblazer và Colorado sẽ tiếp tục được phân phối tại Việt Nam
Hiện Chevrolet Colorado đang được phân phối chính hãng tại Việt Nam với tổng cộng 5 phiên bản và giá dao động từ 624 - 819 triệu đồng. Trong khi đó, Chevrolet Trailblazer có 3 phiên bản với giá từ 885 triệu đến 1,066 tỷ đồng.
Tuy liên tục nhận được áp dụng khuyến mại giá trị lớn nhưng Chevrolet Colorado và Trailblazer vẫn không thể cạnh tranh với các đối thủ trong cùng phân khúc. Nếu như Chevrolet Colorado hụt hơi trước Ford Ranger thì Trailblazer lại gặp trở ngại quá lớn là Toyota Fortuner.